Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sơ cứu nạn nhân bị điện giật đúng cách

Bất cứ ai cũng có thể bị điện giật ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Khi dòng điện chạy qua người lúc bị điện giật, những tác động có thể từ tê tới cảm giác như bị kim châm tới ngừng tim đột ngột (trong một số trường hợp).
Nó cũng có thể dẫn tới tổn thương tại chỗ như bỏng điện hoặc loét. Tuy nhiên, trong trường hợp luồng điện mạnh cũng có thể ảnh hưởng tới tim và não. Ở tim, điện giật gây loạn nhịp tim hoặc rung thất, kết quả là có thể khiến tim ngừng đập hoặc Tu vong. Điện giật có thể gây rung động ở não và nếu người bị điện giật là người già hoặc bị bệnh về não, hậu quả sẽ nặng nề hơn.

Vì vậy, nắm được các biện pháp cấp cứu có thể giúp bạn cứu được người bị điện giật:

1. Đừng vội vàng chạy lại để giúp, hãy cẩn thận nhìn xung quanh để tìm các mối nguy hiểm tiềm ẩn vì điện có thể truyền qua nước và những đồ vật bằng kim loại như sắt. Gọi cấp cứu ngay lập tức để được giúp đỡ.

2. Cố gắng tách bệnh nhân ra khỏi nguồn điện. Bạn có thể tắt nguồn điện hoặc rút phích cắm các thiết bị. Nếu không thể tiếp cận, hãy đứng trên vật khô và không dẫn điện như khúc gỗ và cố gắng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng một cây gậy gỗ. Không được chạm hai tay bạn vào nạn nhân vì bạn cũng có thể bị giật.

3. Sau khi tách nạn nhân khỏi nguồn điện, đặt nạn nhân ở tư thế phục hồi, bao gồm lăn nạn nhân nằm nghiêng sang một bên, cánh tay đỡ lấy đầu. Gập đầu gối nạn nhân và nâng cằm để kiểm tra xem nạ nhân còn thở không.

4. Nếu nạn nhân vẫn thở nhưng bị bỏng nhẹ , cần rửa sạch vết bỏng dưới vòi nước. Không phủ chăn lên người nạn nhân vì các sợi bông ở chăn có thể dính vào vết bỏng.

5. Nếu bệnh nhân bị chảy máu, cầm máu bằng cách đặt một miếng vải khô sạch lên vết thương và buộc chặt để cầm máu.

6. Hồi sức tim phổi

Tiến hành hồi sức tim phổi nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở. Không làm điều này nếu nạn nhân còn thở.

Cần lưu ý là nạn nhân bị điện giật cần được chăm sóc y tế khẩn cấp, ngay cả khi người đó có vẻ hoàn toàn ổn. Các bác sĩ sẽ kiểm tra vế bỏng, tình trạng gãy xương và các vết thương khác nếu cần, có thể đề nghị làm các xét nghiệm như điện tâm đồ, xét nghiệm máu, chụp CT hoặc MRI.

BS Nhật Nguyệt

(Theo THS)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/so-cuu-nan-nhan-bi-dien-giat-dung-cach-n123574.html)
Từ khóa: so cuudien giat

Tin cùng nội dung

  • Mấy hôm trước, gần nhà tôi có người bị điện giật, nhưng mọi người rất lúng túng khi cấp cứu người bị nạn. Xin bác sĩ hướng dẫn cách cấp cứu người bị điện giật.
  • Với bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở, cần tiến hành hồi sức cấp cứu bằng cách nhấn tim liên tục khoảng 100 lần một phút, kết hợp hà hơi thổi ngạt.
  • Bỏng điện nếu không sơ cứu, cấp cứu kịp thời có thể lan rộng và gây nhiều tổn thương sâu với các mô dưới da.
  • Trong khi chơi đùa trẻ con hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm… Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật.
  • Điện giật thường gây hàng chuỗi các tổn thương ở nhiều cơ quan do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của dòng điện.
  • Trong khi chơi đùa trẻ em rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện. Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật.
  • (Mangyte) - Hành động đầu tiên và quan trọng nhất khi phát hiện có người bị điện giật là phải tìm và ngắt nguồn điện.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY