Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Sơ cứu nạn nhân có vết thương chảy máu

Trường hợp động mạch hoặc tĩnh mạch lớn bị tổn thương, ví dụ tĩnh mạch cảnh ở cổ, nạn nhân có thể bị chảy máu trầm trọng, tính mạng bị đe dọa. Sơ cứu đúng cách và kịp thời có thể góp phần cứu sống người bệnh.

Chảy máu ngoài

Các nguyên tắc chung:

Ép trực tiếp lên vết thương đang chảy máu:

Nhanh chóng ép trực tiếp lên vết thương. Nếu có điều kiện thì đặt lên một miếng gạc hoặc miếng vải sạch trước khi ép trực tiếp.

Nếu nhiều, đừng lãng phí thời gian tìm kiếm băng gạc, hãy dùng chính bàn tay của bệnh nhân hay bàn tay của bạn để ép vết thương lại (nếu nạn nhân không thể tự làm việc này).

Nâng cao vùng bị tổn thương:

- Ðặt nằm ở tư thế thoải mái thuận tiện, nâng cao vùng bị tổn thương để giảm áp lực máu tới vùng này.

- Dùng băng cuộn hoặc dây vải băng ép miếng gạc hoặc miếng vải vào vết thương. Không băng quá chặt như hình thức ga rô.

Vết thương đâm xuyên còn dị vật:

Nếu các vết thương chảy máu có dị vật như mảnh gỗ, kim loại hoặc bất kỳ vật gì đâm vào và vẫn cắm ở vết thương thì không được rút dị vật ra.

Bịt kín vết thương bằng cách ép mép vết thương sát với dị vật.

Dùng miếng vải vuông hoặc một khăn tam giác quấn lại thành vòng đệm xung quanh dị vật, sau đó dùng băng ép lại như với vết thương không có dị vật, chú ý không gây áp lực trực tiếp lên dị vật.

Để bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối:

Kể cả khi bị thương ở tay hay nửa trên của người, bệnh nhân cũng cần được nghỉ ngơi trong tư thế thuận tiện ít nhất 10 phút để giúp cầm máu.

Giữ yên tĩnh cho nạn nhân, động viên an ủi nếu nạn nhân tỉnh táo.

Chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế nếu thấy cần thiết:

Nếu vết thương nhỏ và nạn nhân có thể di chuyển bằng ô tô xe máy thông thường thì chuyển ngay nạn nhân tới cơ sở y tế gần đó.

Nếu vết thương nặng hay tình trạng nạn nhân xấu thì gọi cấp cứu càng sớm càng tốt.

Trong khi chờ đợi hoặc trên đường vận chuyển phải theo dõi sát tình trạng hô hấp, tuần hoàn của nạn nhân. Giữ ấm cho nạn nhân.

Cố gắng tránh tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các loại dịch khác từ cơ thể nạn nhân. Sử dụng găng tay dùng một lần nếu có thể. Nếu không có găng thì dùng túi nilon thông thường để thay thế.

Nếu máu thấm qua gạc và băng:

Nếu máu thấm qua gạc và băng thì dùng lớp băng thứ hai quấn chặt lên lớp băng cũ.

Với các vết thương chảy máu quá mạnh không thể kiểm soát, cần nhanh chóng thay lớp gạc và băng thứ nhất đã sũng máu bằng lớp gạc và băng mới. Máu không cầm được có thể là do tấm gạc thứ nhất dùng để chèn vết thương đã bị trượt khỏi vị trí ban đầu.

Chảy máu trong xuất hiện khi các mạch máu bên trong cơ thể bị vỡ và máu thoát ra khỏi hệ tuần hoàn. Hiện tượng này có thể xảy ra khi nạn nhân bị đập mạnh vào đầu, ngực hay bụng do ngã hoặc bị xe đâm. Người không có chuyên môn thường khó nhận biết các dấu hiệu của chảy máu trong.

Cần nghi ngờ chảy máu trong khi xuất hiện máu trong dịch nôn, đờm, nước tiểu hoặc phân. Nạn nhân có thể thở nhanh, thở hổn hển, khát nước ngày càng tăng, ho ra máu đỏ tươi lẫn bọt, nôn ra máu đen như màu bã cà phê, nước tiểu đỏ tươi hay có màu gỉ sắt (nâu đỏ nhạt), phân đen như nhựa đường. Bệnh nhân nhợt nhạt, thấy lạnh, da ẩm ướt.

Xử trí:

- Ðặt nạn nhân nằm nghỉ ở tư thế thoải mái dễ chịu nhất.

– Đắp chăn giữ ấm cho nạn nhân.

- Trải tấm lót cho nạn nhân nằm lên trên nếu mặt đường gồ ghề hoặc nóng quá hay lạnh quá.

- Gọi cấp cứu 115.

Trong khi chờ đợi:

- Xử lý các vết thương khác.

- Nới rộng quần áo, nhất là ở vùng cổ và thắt lưng.

- Trấn an người bệnh.

- Không cho bệnh nhân ăn, uống hoặc hút Thu*c lá.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/so-cuu-nan-nhan-co-vet-thuong-chay-mau-n144059.html)

Tin cùng nội dung

  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • (Mangyte) - Đây là một trong những kỹ năng cấp cứu cơ bản mà bất cứ ai cũng cần nắm vững.
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
  • Nếu có thể, hãy rửa tay và đeo găng trước khi bạn tiến hành cầm máu để tránh nhiễm trùng. Nếu vết thương ở bụng làm các cơ quan thoát ra bên ngoài, đừng cố gắng đẩy chúng trở lại vào vị trí cũ mà hãy băng vết thương lại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY