Ai cũng mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp, và gặp thật nhiều may mắn. người xưa có câu ”tránh trời không khỏi số” nhưng cũng lại có câu nhân định thắng thiên và đức năng thắng số. vậy việc thay đổi số phận liệu có được và khó không ?
Quan điểm của phương đông về số phận dường như là một phạm trù đã được an bài, mệnh và vận đã được định đoạt sẵn và bản thân con người không thể nào vượt qua được số phận. nhưng cũng cùng lúc đó các nhà học giả cho rằng đức năng thắng số, khuyên con người hành thiện sẽ cải được mệnh vận, trả được nghiệp quả và có một cuộc đời an bình hơn.
Việc đi xem bói rồi làm lễ giải là không thể thay đổi số mệnh cho dù tránh được tai họa này thì cũng sẽ gặp tai họa khác. thay vì làm như vậy chi bằng hãy cải sửa tâm tính. một người có tâm tính không tốt thì việc mong muốn sở hữu số phận tốt là điều rất khó. hầu như người xưa thường hay khuyên bảo mỗi người chúng ta hãy biết sửa đi tật xấu, bỏ tính nóng nảy vì nếu có thể thực hành được điều này thì một thời gian sau số mệnh nhất định sẽ chuyển thành tốt.
Tất cả là một lập trình đã định sẵn với các kịch bản khác nhau. Nó giống như khi ta làm bài trắc nghiệm có 4 đáp án : A B C D. Khi ta chọn con đường A thì sẽ đi theo kịch bản A về B thì đi theo kịch bản B .
Khi sinh ra ta không có quyền lựa chọn nên có những người sinh ra trong khó khăn nghèo khổ rồi nhờ ý chí họ nỗ lực học hành vươn lên, tới một ngày khi họ thành công họ nói tôi đã vượt qua số phận. câu nói này có mặt tích cực là để đông viên những người khác còn về cốt lõi sự vươn lên của họ cũng là một kịch bản đã có sẵn, chỉ khác là họ sinh ra ở kịch bản a ( nghèo khó) nhưng họ không chấp nhận kịch bản đó mà quyết tâm thay đổi sang kịch bản b. tuy nhiên để thay đổi từ phương án a sang b họ cũng phải nhờ tới số ,đó là chỉ số nỗ lực,họ đã vận dụng 200-300% sự nỗ lực so với chỉ số nỗ lực trung bình của một người,nhờ đó mà họ thay đổi được sự đói nghèo. để thay đổi được chỉ số đói nghèo họ đã phải hy sinh chỉ số hưởng thụ, chỉ số sức khoẻ, họ phải mất vài chục năm cố gắng gấp vài lần người khác, họ mất đi tuổi trẻ, sức khoẻ thậm chí lưu lạc tha phương , xa cách gia đình và sống trong sự đơn độc một thời gian dài.
Việc gì cũng có cái giá của nó, còn sự thay đổi kia chỉ là một phần trong số phận. họ có thể thay đổi được chỉ số tiền tài, địa vị nhưng còn rất nhiều chỉ số khác họ không thể. tôi lấy ví dụ một người muốn làm tiếp viên hàng không, họ có đầy đủ các yếu tố như: khuôn mặt, giọng nói, ngoại ngữ nhưng họ lại không có đủ chiêu cao,họ sẽ bị loại ngay từ vòng đầu có cố gắng bao nhiêu cho các ưu điểm kia cũng không bù được lại, một người rất muốn theo nghiệp binh tướng , họ có sức khoẻ, thể chất, học vấn nhưng ông nội trước đây lại vương phải vòng lao lý hoặc có tội với cách mạng thì gần như cố gắng bao nhiêu con đường quan lộ cũng bằng không, mặc dù đây là nghiệp của đời trước.
Vậy đó có những thứ khi ta cố gắng hết sức, tận nhân lực ta cũng không thể đạt được điều mình mong muốn ở tương lai đó là chữ phận. phận mình sinh ra đã vậy thì hãy chọn cho mình con đường phù hợp với nó. ta có thể thay đổi bản thân , thay đổi công ty, thay đổi vợ chồng nhưng ta không thể thay đổi dòng họ ta.
Người ta nói tướng tùy tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển là vậy. đứng trước một hoàn cảnh nào đó ta hãy tĩnh tâm, vận dụng trí tuệ của mình để chuyển hoá khỏi hoàn cảnh đó. hoàn cảnh không thể thay đổi chỉ có ta thay đổi.
Ta nên biết rõ việc gì là định nghiệp ko thể thay đổi và việc gì là bất định nghiệp có thể thay đổi chứ đừng hiểu 1 câu nói một cách sơ xài sẽ rất dễ chuốc phải thất vọng.
Nếu ta biết ta sinh ra ở Hoàn Cảnh A gặp nhiều bất lợi hãy dùng chỉ số NỖ LỰC để chuyển sang hoàn cảnh B chứ đừng nghĩ ta có thể biến A thành B.
Theo quan điểm của đạo phật, tích đức hành thiện sẽ thay đổi nghiệp quả ác từ đời trước, tạo nên những nghiệp thiện và nếu làm nhiều có thể báo ứng ngay hiện tại, góp phần cải thiện vận mệnh. các việc thiện có rất nhiều như giúp người khó khăn, chữa bệnh, làm đường xá cầu cống, ủng hộ thiên tai, hiến máu nhân đạo. thực tế cho thấy hạnh phúc lớn lao của con người chỉ đạt được khi mà hạnh phúc ấy được chia sẻ với những thành viên khác trong cộng đồng. tích đức hành thiện sẽ cải số được 8% số mệnh cuộc đời.
Chuyện kể rằng tại một ngôi chùa nọ có một chú Sa di được sư phụ cho phép trở về thăm cha mẹ, vì Sư có thần thông nên được biết trong vòng một tháng nữa là thọ mạng của chú Sa di sẽ chấm dứt. Trên đường đi về quê, chú Sa di thấy một ổ kiến lớn đang sắp sửa bị trôi theo dòng nước lũ, chú vội vàng tìm cách cứu để ổ kiến khỏi bị ch*t. Chú về thăm nhà và sau đó trở lại chùa. Nhiều tháng trời trôi qua, chú vẫn tiếp tục tu hành niệm Phật ăn chay bên sư phụ. Sư phụ của chú rất thắc mắc, một hôm hỏi chú chuyện gì đã xảy ra khi chú về thăm cha mẹ. Chú kể rõ chuyến về thăm quê, kể cả chuyện chú cứu vớt một ổ kiến to. Sư phụ mới hiểu việc kéo dài thọ mạng chính là nhân cứu giúp chúng sinh và nhân không sát sinh. Trong kinh Phật cũng dạy nhân sát sinh có thể đưa đến địa ngục, làm loài bàng sinh, quả báo nhẹ là làm người với tuổi thọ ngắn và hay bệnh hoạn.
Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy muốn được quả báo giàu sang sung sướng là do nhân bố thí đời trước, được quả báo thông minh là do nhân khuyên người khác làm lành tránh ác, quả báo tướng mạo đoan trang đẹp đẽ là do nhân đời trước giúp đỡ kẻ tật nguyền. Chú Sa di trong câu chuyện trên nhân cứu mạng sống của một ổ kiến to, không giết hại chúng sinh nên mạng sống được kéo dài, không bệnh tật.
Phật giáo thường nói phiền não khó trừ, mà trừ bỏ thói quen càng khó.
Thói quen là một mô thức cố định trong cuộc sống, tốt có xấu cũng có, sau một thời gian dài, thói quen trở nên tự nhiên và bám sâu rễ trong tâm mỗi người, đời đời kiếp kiếp khó tiêu trừ.
Bởi vậy, phải vô cùng thận trọng với thói quen. Các thói quen xấu như hút Thu*c lá, đập đá, uống rượu, làm tổn hại thân thể, nói dối, trộm cắp, tham lam sẽ phá hỏng đạo đức.
Các thói quen tốt như kiểm soát cảm xúc, chú tâm vào hơi thở, ăn uống, vận động, lạc quan...sẽ kéo dài tuổi thọ.
Chăm chỉ, sạch sẽ, lợi mình lợi người. Phật giáo đề xướng tín đồ hình thành thói quen tụng kinh, có thể dựa vào Phật hiệu phát khởi Phật tính trong tâm, vãng sinh tịnh thổ, siêu vượt sinh tử.
Tóm lại, nếu như một người có đầy đủ điều kiện tốt nhưng nhiều thói quen xấu thì khó có phúc báo lớn. Thói quen tốt là một loại trợ duyên, có thể giúp người ta hóa dữ thành lành, biến hiểm thành an.
Có rất nhiều người thích xem bói, múc đích là muốn gặt lành tránh dữ.
Có người khi kết hôn nhất định phải xem tuổi của hai người có hợp nhau không, có người rất chú trọng phong thủy, có người thì việc gì cũng đi cúng bái, không hề dựa trên lí tính để đưa ra quyết định.
Hành vi mê tín đến từ tâm thiếu tự tin của chúng ta, có lúc chính vì mê tín mà mất đi cơ hội tốt, làm mất đi phúc báo lớn cả đời.
Phật giáo cho rằng, ngày nào cũng là ngày tốt, giờ nào cũng là giờ tốt, chỉ cần hợp với lí nhân quả thì không có gì phải kiêng kị.
Người ta nói rằng nếu ái không nhiều thì đã không sinh ra cõi đời này, con người là chúng sinh hữu tình, tức là có tình cảm, nhưng một số người vì bám chấp vào chữ tình mà mất đi lí trí, do yêu mà sinh hận, cho đến gây ra những kết cục đau thương không thể cứu vãn.
Do tình yêu không như ý nên sinh ra bao phiền não đau thương, cho nên, Phật giáo dậy con người ta lấy trí tuệ để chuyển hóa tình yêu, dùng tâm từ để đối trị với bám chấp.
Đem tình yêu thăng hoa thành tâm từ bi, điều đó giúp con người giải thoát khỏi phiền não, khổ đau.
Sự chi phối của quyền lực đến từ ngã chấp, ngã mạn, khiến con người ta có cái suy nghĩ giai cấp tôn quý-thấp hèn.
Có những người quá tự ti, cam tâm chịu khuất phục dưới quyền thế, không muốn tự chủ, cả đời chịu hèn kém.
Có người vì mong cầu quyền lực không từ mọi thủ đoạn, mất đi lí tính.
Còn Phật giáo cho rằng chúng sinh bình đẳng, người người đều có Phật tính, sự giàu sang hèn kém do đạo đức quyết định.
Chúng ta nên có một nhận thức rằng ta là Phật, tin rằng vận mệnh ta nằm trong chính bàn tay ta.
Phật giáo cho rằng nghiệp lực khống chế vận mệnh con người. Nghiệp lực là chỉ các lực ảnh hưởng sẽ sinh ra trong tương lai do các việc làm của thân thể, lời nói, suy nghĩ của mỗi người ở hiện tại và trong quá khứ.
Có rất nhiều người than thở rằng số mình không tốt bèn trách cứ người khác hoặc đổ lỗi cho hoản cảnh, họ không biết rằng hết thảy việc đó đều do nghiệp lực.
Phật giáo chủ trương thiện có thiện báo, ác có ác báo, hàng ngày quảng kết thiện duyên, sám hối nghiệp chướng, thì có thể hóa giải ác duyên, mở ra một tiền đồ rạng rỡ.
Thói quen, mê tín, tình yêu, khát vọng quyền lực và nghiệp lực, làm thiện làm ác đều được quyết định bởi tâm chúng ta, muốn thay đổi vận mệnh lên bắt tay từ việc tịnh hóa tâm mình.
Quan niệm ảnh hưởng tới phán đoán giá trị của một người, quyết định xu hướng thiện-ác của hành vi. Phật giáo chú trọng sự bồi dướng chánh kiến.
Cái gọi là chánh kiến tức là những kiến giải, nhận định chính xác, là những quan niệm chính xác.
Có một nhân sinh quan chính xác, tin vào nhân quả, hiểu rõ duyên khởi, tự nhiên sẽ không làm việc ác hay oán trời trách người.
Tục ngữ thường nói trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. hành vi của mỗi người sẽ tạo ra nghiệp, một khi nhân duyên chín muồi thì quả ắt nảy sinh, cho nên chúng ta muốn có một tương lai tốt đẹp, hạnh phúc, thì phải chăm làm điều thiện, chuyển họa thành phúc, bởi vì hết thảy hạnh phúc hay khổ đau đều nằm trong tay chúng ta.
Con đường duy nhất để thay đổi vận mệnh là hành thiện, tích đức, cải biến nhân tâm
Có câu nói: “Tướng do tâm sinh”. Khi tâm tính con người thay đổi thì diện mạo cũng sẽ thay đổi, phúc khí cũng theo đó mà đổi thay. Do đó dựa vào bát tự để đoán mệnh sẽ không còn linh nghiệm nữa.
Có người cho rằng bát tự của mình đẹp thế này, mình tài giỏi thế này, mà vì sao làm ăn cứ đổ bể, tiền tài quanh năm thiếu hụt, còn người khác thì tâm địa bất lương lại giàu có sung sướng? Nguyên nhân chính là bởi phúc khí mà hai người mang theo là khác nhau.
Tích phúc tích đức là một quá trình lâu dài, không thể chỉ là việc của vài tháng vài năm. Có thể bạn thấy những người toàn làm điều ác, điều xấu, nhưng rất có thể trước đây họ cũng là người sống nhân nghĩa phúc hậu, nhờ tích được nhiều đức nên họ mới có thể gặt hái thành quả ngày hôm nay.
Nhưng sau này khi hưởng hết phúc báo, họ sẽ phải hoàn trả cho những việc ác mình gây ra.Còn vì sao có người sống lương thiện nhưng cứ phải khổ sở quanh năm, đây chính là do ác nghiệp trước đây họ gây ra nên bây giờ hoàn trả. Việc bạn hành thiện hôm nay thì đợi sau khi hoàn trả hết ác nghiệp, bạn mới có thể hưởng phúc báo của những việc mình làm.
Đã có rất nhiều căn cứ chứng minh, con người hoàn toàn có thể thông qua hành thiện tích đức để cải biến vận mệnh, tuy nhiên vẫn cần phải có một khoảng thời gian để biến đổi. Bởi vậy, làm người sợ gì một đời nghèo khó, chỉ cần tích đức hành thiện, sống đời thanh bạch nhất định ngày sau sẽ được phúc báo vẹn tròn.
Dục tốc bất đạt, muốn nhanh chóng thay đổi vận mệnh là điều phi thực tế, nhưng cũng vì điều này mà làm cho người ta đã sai lại càng sai hơn. Con người dễ tạo cho mình thói quen xấu khi buông thả bản thân, nhưng không đồng nghĩa có thói quen rồi thì không thể thay đổi, chúng ta có thể thông qua hành thiện tích đức để thay đổi, để cải biến bản thân.
Vậy nên, trên đời này chỉ có duy nhất một con đường cải biến vận mệnh, đó là hành thiện tích đức, cải biến nhân tâm.