Sáng 27/1, bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Ninh trong tình trạng nguy kịch, lơ mơ, tay chân lạnh, mạch khó bắt, huyết áp không đo được. Bệnh nhân còn bị phù mặt, cổ, tay chân nổi mẩn đỏ rải rác, khó thở, SpO2 (nồng độ oxy trong máu) thấp, phản xạ nuốt kém, tim nhịp nhanh.
Các bác sĩ xác định cô gái bị sốc phản vệ độ 3 do thực phẩm. sau khi được xử trí cấp cứu, hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, tỉnh táo tiếp xúc được, huyết áp ổn định, không khó thở...
Người nhà cho biết, sau khi ăn mì tôm khoảng 30 phút cô gái bắt đầu xuất hiện biểu hiện bất thường. Cô có tiền sử dị ứng với bột mì.
Sốc phản vệ có thể gặp mọi lứa tuổi, mọi trường hợp và không chỉ do dùng thu*c, có thể do thức ăn lạ (tôm, cua, ghẹ, côn trùng...), côn trùng đốt, tiếp xúc chất lạ... sốc phản vệ xảy ra bất cứ lúc nào, nếu không được cấp cứu kịp thời dễ dẫn đến t* vong.
Triệu chứng thường gặp là mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, khó thở, tức ngực, mạch nhanh, huyết áp tụt, vật vã kích thích, có thể có tiếng thở rít, rối loạn ý thức, hôn mê, thậm chí T* vong.
Trước đó, bệnh viện đa khoa khu vực bắc quảng bình cũng cấp cứu kịp thời cứu sống một bé gái 8 tuổi, ở xã quảng phương, huyện quảng trạch, bị sốc phản vệ nặng sau ăn mì tôm.