Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Sốt phát ban có lây không? Làm thế nào để phòng tránh?

Sốt phát ban mặc dù không nguy hiểm nhưng nó lại rất dễ lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc với dịch tiết hoặc nước bọt của người bệnh.

sốt phát ban là một bệnh nhiễm virus phổ biến ở trẻ nhỏ. đặc trưng của bệnh là phát ban xuất hiện sau khi người bệnh hạ sốt. 

Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban (hay còn gọi là bệnh ban đào, ban đột ngột hoặc bệnh thứ sáu) là một bệnh nhiễm virus nhẹ, phổ biến ở trẻ em từ 6-24 tháng tuổi. triệu chứng đầu tiên của bệnh là sốt cao khoảng 102 f – 105 f và biến mất sau khoảng 3-7 ngày. sau khi hạ sốt, mẩn đỏ hoặc ban màu hồng nhạt xuất hiện khắp cơ thể (bắt đầu từ thân mình lan ra tay, chân và mặt). phát ban thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

Các triệu chứng khác của sốt phát ban bao gồm:

    Cáu gắt

Sốt phát ban có lây không?

Thực chất, sốt phát ban là một bệnh truyền nhiễm, nó dễ dàng lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp hoặc nước bọt của người bệnh. hoặc bệnh cũng có thể lây lan khi chạm vào đồ chơi, vật dụng cá nhân chứa virus do người bệnh để lại.

Nhưng không giống với bệnh thủy đậu hay bệnh sởi, sốt phát ban hiếm khi gây bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng vì nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm.

Virus gây bệnh sốt phát ban là virus thông thường, được gọi là hhv-6. nó không gây nên lở miệng hay mụn rộp Sinh d*c. việc mẹ mang thai và truyền nhiễm virus cho thai nhi là rất hiếm gặp vì hầu hết phụ nữ mang thai (khoảng 96%) miễn dịch với hhv-6. trẻ em trong bụng mẹ cũng ít có nguy cơ mắc bệnh này, bởi chúng thường nhận được kháng thể bảo vệ khỏi nhiễm trùng từ người mẹ. nhưng khả năng miễn dịch sẽ giảm theo thời gian, chính vì thế trẻ ở độ tuổi 6-24 tháng dễ bị mắc bệnh này.

Mặc dù hiếm gặp nhưng người lớn vẫn có nguy cơ mắc sốt phát ban nếu họ chưa từng nhiễm hhv-6 khi còn nhỏ. tuy nhiên, sốt phát ban ở người lớn thường không nghiêm trọng.

Thời gian ủ bệnh trong bao lâu?

Thời gian ủ bệnh (từ khi tiếp xúc với virus gây bệnh cho đến khi phát triển các triệu chứng là từ 5-14 ngày. điều này có nghĩa là người bệnh sốt phát ban chưa phát triển các triệu chứng vẫn có thể lây bệnh sang người khác. và bệnh vẫn tiếp tục lây lan sau khi người bệnh hạ sốt khoảng 1-2 ngày.

Tuy nhiên, bệnh sẽ ngừng lây lan khi người bệnh hết sốt, mặc dù lúc này các nốt phát ban vẫn còn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Sốt phát ban không phải là bệnh nguy hiểm nhưng người bệnh nên thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. đặc biệt nếu gặp những trường hợp sau:

    Bị sốt cao hơn 103 ° F (39,4 ° C)

Điều trị bệnh sốt phát ban ở trẻ

Hầu hết các trẻ em sẽ phục hồi hoàn toàn sau khoảng 1 tuần kể từ khi bắt đầu sốt. Các bác sĩ có thể kê đơn một số Thu*c như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) để hạ sốt và giảm đau. Ở một số trẻ em hoặc người lớn có hệ miễn dịch yếu, các bác sĩ có thể kê đơn Thu*c kháng vi-rút ganciclovir (Cytovene) để điều trị bệnh sốt phát ban.

Các Thu*c kháng sinh không thích hợp trong tình trạng này vì nó chỉ có tác dụng với vi khuẩn, nên không thể điều trị bệnh sốt phát ban do nhiễm virus.

Một điều lưu ý là không nên cho trẻ dưới 18 tuổi sử dụng aspirin. Vì có thể dẫn đến hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp có thể đe dọa tính mạng.

Đồng thời, để giúp trẻ giảm bớt những khó chịu khi bị bệnh, bố mẹ nên:

    Để trẻ nghỉ ngơi nhiều cho đến khi cơn sốt biến mất

Phòng ngừa lây nhiễm sốt phát ban như thế nào?

Vì không có vắc-xin để ngăn ngừa bệnh sốt phát ban nên cách tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh là hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh. nếu con bạn hoặc bạn bị bệnh thì nên ở nhà và tránh tiếp xúc với người khác cho đến khi hết sốt.

Không nên sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh chẳng hạn như cốc, chén, đồ chơi,… Và một điều quan trọng là phải rửa tay thường xuyên để tránh lây bệnh nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh này.

Trên đây là những giải đáp về thắc mắc bệnh sốt phát ban có truyền nhiễm hay không. nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, hãy hỏi trực tiếp bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/sot-phat-ban-co-lay-khong-lam-the-nao-de-phong-tranh)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY