Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Sốt và truyền dịch khi mang thai nên sinh con bị tim bẩm sinh?

3 tháng đầu mang thai, tôi tiếp xúc với đồng nghiệp bị cúm. Đến tuần 20 tôi sốt phải truyền dịch. Khi sinh ra bé bị tim bẩm sinh. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé bị bệnh này?
Xin chào BS,

Tôi 32 tuổi, bé đầu bị tim bẩm sinh, dạng thông liên thất quanh màng, kích thước 7 mm. Cháu đã mổ lúc 4 tháng tuổi (bây giờ cháu hơn 3 tuổi). Qua những lần thăm khám định kỳ thì tình hình sức khỏe của cháu tốt.

Trước khi có bầu cháu, sức khỏe tôi hoàn toàn bình thường. Trong 3 tháng đầu mang thai, tôi có tiếp xúc với 1 số đồng nghiệp bị cúm, nhưng không bị lây nhiễm mặc dù tôi rất nghén trong 4 tháng đầu.Đến tuần 20 tôi ốm sốt và phải truyền dịch. Rất nhiều lần siêu âm ở bệnh viện nhưng không phát hiện bé bị tim bẩm sinh. Đến khi sinh ra mới biết. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé bị bệnh này?

Vợ chồng tôi định sinh bé thứ 2 nhưng lo lắng sẽ bị như bé đầu. Có phải sinh con đầu lòng bị tim bẩm sinh thì chắc chắn bé thứ 2 cũng bị? Tôi đã đi tiêm rubella, cúm, viêm gan B. Mong BS tư vấn để sinh bé khỏe mạnh.

(Bạn đọc Nga Huỳnh có SĐT: 0908090…)

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Bệnh tim bẩm sinh chỉ xảy ra từ 8-12 trẻ trong 1.000 lần sinh ra sống. So với các dị tật bẩm sinh khác thì tim bẩm sinh là dị tật thường gặp nhất.

Bệnh tim bẩm sinh trong đa số trường hợp là không biết nguyên nhân. Chỉ một só trường hợp chứng minh được bệnh tim bẩm sinh có yếu tố di truyền, môi trường. Một số bệnh lý di truyền làm tăng cao nguy cơ bị bệnh tim bẩm sinh như: Down, 3 NST 18, 3 NST 13, hội chứng Turner, hội chứng DiGeorge, hội chứng William, hội chứng Noonan, hội chứng Marfan…

Ngoài ra, còn có thể do người mẹ lớn tuổi, mẹ bị đái tháo đường, dùng một số Thu*c Vitamin A liều cao, Thu*c chống động kinh hoặc một số Thu*c có chất độc arsen, cảm cúm... Những bệnh lý kể trên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh chứ không bắt buộc có các bệnh lý này thì chắc chắn sẽ mắc tim bẩm sinh.

Đa phần các trường hợp bị tim bẩm sinh là xuất hiện đơn độc và không tìm được nguyên nhân để giải thích. Thậm chí, nhiều nhân viên y tế cũng bị tim bẩm sinh, do đó không thể nào nói trước được ai có khả năng sinh con bị tim bẩm sinh.

Như đã nói ở trên, trong rất nhiều trường hợp không thể tìm được nguyên nhân gây nên bệnh tim bẩm sinh. Trong trường hợp của bạn chúng tôi cũng không thể quy kết cho một nguyên nhân nào.
Bạn 32 tuổi, việc sinh bé thứ 2 như dự định là việc nên làm, khả năng bị tim bẩm sinh của cháu bé thứ 2 có cao hơn so với quần thể chung. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh ở cháu bé thứ 2 không phải là cao và cũng không phải là lý do để các cặp vợ chồng quyết định không sinh con.

Do đó, bạn muốn giảm nguy cơ sinh con bị bẩm tim sinh thì:

- Nên sinh con ở độ tuổi thích hợp (ví dụ người mẹ sinh con sau 35 tuổi thì nguy cơ rối loạn NST cao, sinh con nguy cơ bị dị tật trong đó có dị tật tim bẩm sinh cao hơn).

- Điều trị tất cả bệnh lý về chuyển hóa, đặc biệt là đái tháo đường trước khi lên kế hoạch mang thai, với những phụ nữ thì nên tiêm ngừa Rubella,

- Có lối sống lành mạnh, không hút Thu*c, rượu bia, không dùng chất kích thích và đặc biệt là tuyệt đối không được tự ý sử dụng Thu*c, kể cả Thu*c nam, Thu*c tây nếu như không được tư vấn kỹ càng trong thai kỳ.

- Khi có thai bạn nên khám thai định kỳ và siêu âm tim bào thai trong khoảng 18-22 tuần.

Thân mến!

Trích trong: PGS.TS.BS Lê Minh Khôi tư vấn trực tuyến về Tim mạch nhi và Tim bẩm sinh
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/sot-va-truyen-dich-khi-mang-thai-nen-sinh-con-bi-tim-bam-sinh-n321621.html)

Tin cùng nội dung

  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY