Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Stress kích thích sáng tạo

Chẳng ai muốn mình bị stress nhưng chúng ta không nên quá dị ứng với stress, vì ở một mức độ nào đó, stress có ích trong việc kích thích sáng tạo.
Stress là phản ứng tâm thần của con người khi đối phó với vấn đề gì đó có tính đe dọa hay áp lực. Có 2 phản ứng phát sinh: phản ứng chiến đấu hoặc là mắc kẹt trong mối đe dọa đó. Trong điều kiện này cơ thể sẽ giải phóng hormone adrenaline, hormon cortisol và các kích thích tố căng thẳng khác.  
 
Stress khuyến khích chúng ta tiến lên phía trước - Ảnh: internet 
Có dạng stress đôi khi gây ra phản ứng cơ thể hiệu quả. "Stress có ích như thế được gọi là stress lành mạnh hay còn gọi là eustress", tiến sĩ Surjo Dharmono, Bộ Khoa Tâm thần học, Đại học Y Indonesia cho biết.
 
Sự tăng hormon adrenaline sẽ làm cho cơ thể năng động hơn,. Sự giải phóng hormon cortisol làm tăng lượng đường trong máu cũng sẽ làm cho năng lượng được tăng thêm. Để có thể suy nghĩ sáng tạo, bộ não cũng đòi hỏi năng lượng.
 
"Stress như thế là loại stress được tổ chức tốt hoặc có thể được gọi là một dạng thách thức đối với sự sáng tạo của con người. Các công ty thực sự nên tạo ra loại stress như thế này để tăng năng suất lao động thông qua việc kích thích sự sáng tạo của nhân viên", ông nói.
 
Khối lượng công việc nhiều có thể tác động khác nhau trên mỗi người. Mục tiêu cao là một yếu tố tạo ra sự căng thẳng. Nếu mục tiêu nào được coi là gánh nặng, nó sẽ gây ra căng thẳng. Nhưng nếu chúng ta xem nó như là một thách thức, cuộc sống sẽ trở nên thú vị hơn.  
 
Để căng thẳng có thể khuyến khích năng suất làm việc, tất nhiên, các công ty, các nhà lãnh đạo phải tạo ra một hệ thống tốt. Ví dụ, cơ chế khen thưởng cho phù hợp, giao nhiệm vụ rõ ràng, có một mô hình lãnh đạo tốt… Nếu không, hệ quả sẽ hoàn toàn ngược lại, nhân viên cảm thấy bị bế tắc và không giải quyết được nhiệm vụ của mình.
 
Stress không có tổ chức tốt trong thời gian dài sẽ dẫn đến gánh nặng, sự chịu đựng… Những người trải nghiệm nó có thể bị trầm cảm, lo âu, rối loạn hoảng sợ, mệt mỏi mãn tính, có thể dẫn đến tâm thần.  
 Theo ĐH - Báo Khoa học Đời sống Online
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/stress-kich-thich-sang-tao-n8056.html)

Tin cùng nội dung

  • Tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân như gen di truyền, không đảm bảo chế độ ăn uống hay stress, mất ngủ nhiều.
  • Khi xuất hiện những cảm xúc tiêu cực bất kể vì lí do gì, nhiều người băn khoăn không biết nên chữa bệnh bằng Thuốc hay là thiền.
  • Cuộc sống bận rộn và công việc bù đầu khiến nhiều người thường xuyên rơi vào tình trạng stress, căng thẳng. Sau đây là một số bí quyết để xua tan những mệt mỏi hiệu quả.
  • Những thực phẩm chứa nguồn vitamin dồi dào này sẽ giúp bạn xóa tan mọi mệt mỏi và căng thẳng.
  • Bất chấp trứng kiến gai đen có giá gần 1 triệu đồng/kg, nhưng với công dụng được cho là có lợi cho sức khỏe, giảm stress, tăng cường S*nh l*... nên vẫn rất hút khách Hà thành.
  • Hội chứng ruột kích thích là một loại bệnh lý đặc trưng bởi các rối loạn chức năng của ống tiêu hóa với biểu hiện chủ yếu ở đại tràng.
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY