Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Sử dụng chảo chống dính có an toàn không

Chảo chống dính đã gây ra nhiều tranh cãi, chủ yếu là do lớp phủ của nó có an toàn cho người sử dụng hay không, chị em nội trợ hãy chú ý nhé.

Lớp chống dính có độc hại không?

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Nhiều chuyên gia về ẩm thực mới đây đã đưa ra khuyến cáo rằng, chảo chống dính sử dụng lâu ngày có thể gây ngộ độc, đặc biệt là các loại xoong, chảo chống dính giả đang được bày bán rất nhiều trên thị trường hện nay.

Hầu hết các loại chảo chống dính chính hãng sử dụng chất chống dính teflon mà chất này bị phân hủy ở nhiệt độ cao từ 300 đến 400 độ c, trong khi nhiệt độ nấu ăn không bao giờ vượt quá 250 độ c.

Teflon là chất khó hấp thụ, dù có đi vào cơ thể người cũng bị đào thải ra, do vậy bạn đọc có thể an tâm, dù có lỡ ăn phải một chút lớp chống dính của chảo chống dính thì chúng cũng sẽ đào thải theo đường tiêu hóa, hoàn toàn không tích tụ trong cơ thể.

Tuy nhiên, phần độc hại chính là phần keo dính chất teflon với lòng chảo. phần keo này là chất dễ phân hủy bởi nhiệt, tạo ra các chất nguy hại cho con người khi ở nhiệt độ cao. nếu dùng lâu dài, lớp chống dính lẫn keo bám dính sẽ bong tróc ra theo đường ăn uống vào cơ thể con người, do vậy không nên tiếp tục sử dụng chảo quá cũ, lớp chống dính bị bong tróc nặng.

Với loại chảo chống dính kém chất lượng, lớp sơn chống dính rất kém chất lượng và không đạt tiêu chuẩn, nên khi đun nấu ở nhiệt độ cao, lớp chống dính đó sẽ tạo ra lớp khói có chứa các tạp chất gây độc hại cho sức khỏe với các triệu chứng khó thở, tức ngực… nếu dùng thường xuyên.

Lưu ý khi dùng chảo chống dính

Không nên sử dụng miếng rửa kim loại

Những miếng rửa kim loại được xem như kẻ thù của chảo chống dính. bởi vì chà xát bằng miếng cọ kim loại sẽ khiến lớp chống dính bị bong tróc. điều này không chỉ làm chảo nhanh hỏng mà khi nấu ăn còn khiến chất độc dễ ngấm vào thực phẩm

Thay vì dùng miếng rửa kim loại, bạn nên dùng miếng cọ mềm để rửa sạch chảo chống dính. miếng cọ mềm khó làm bong tróc chảo, nên an toàn cho sức khỏe khi sử dụng chảo chống dính.

Sử dụng chảo chống dính không nên để ở nhiệt độ cao

Khi sử dụng chảo chống dính, không nên để ở nhiệt độ cao khi không có đồ ăn trong chảo. không được để lửa bén vào lòng chảo. việc để lửa cao khi sử dụng chảo chống dính sẽ khiến chất chống dính bắt đầu bị phân hủy. quá trình phân hủy sẽ giải phóng các chất độc hại có thể gây ung thư.

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, bạn nên giữ chảo ở nhiệt độ thấp. Tuyệt đối tránh để chảo không trên bếp. Không để chảo quá nóng khi không có dầu, mỡ hoặc thức ăn trong chảo.

Không nên rửa chảo khi nhiệt độ còn quá nóng

Nếu mới sử dụng chảo chống dính trên bếp xong, bạn không nên mang đi rửa ngay. bởi vì khi nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ khiến chảo bị biến dạng và bong tróc lớp chống dính. nếu chảo bị cong, vênh khiến nhiệt độ trong chảo không đều, gây khó chịu khi nấu ăn.

Bạn nên để cho chảo nguội hẳn rồi mới rửa chảo. như vậy sử dụng chảo chống dính sẽ được lâu hơn và an toàn cho sức khỏe.

Không dùng dụng cụ kim loại để đảo thức ăn

Để tránh làm tổn hại bề mặt của chảo, bạn không nên dùng những dụng cụ bằng kim loại để đảo thức ăn. Tốt nhất là bạn nên dùng những dụng cụ bằng gỗ.

Nói không với các loại muỗng, thìa bằng nhôm hay inox. Những món đồ sắc nhọn, góc cạnh. Ưu tiên dùng các loại đũa, muỗng bằng gỗ, nhựa hay silicon sẽ bảo vệ chảo tốt nhất.

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/bao-ve-ntd/su-dung-chao-chong-dinh-co-an-toan-khong-59159.html

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/su-dung-chao-chong-dinh-co-an-toan-khong/20211027085734703)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Em thấy cổ họng đau nhưng chưa dám uống Thu*c vì phải chờ kết quả xem có thai hay không.
  • Vật dụng và những thói quen xung quanh nơi bạn làm việc, có thể gây ra vô số những vấn đề sức khỏe lâu dài.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY