Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Sử dụng điện thoại khi mang thai có gây hại gì cho thai nhi?

Trang thông tin chính thức góp phần phòng chống bệnh Viêm phổi cấp do virus nCoV/
Điện thoại là vật dụng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Thế nhưng, nếu sử dụng quá nhiều, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là sử dụng điện thoại khi mang thai.

Cuộc sống công nghệ với nhiều thiết bị hiện đại đã góp phần thay đổi diện mạo của cuộc sống, mang đến nhiều trải nghiệm, lợi ích cho con người. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều các thiết bị điện tử này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong đó, điện thoại là thiết bị được sử dụng nhiều nhất để trao đổi thông tin hoặc giải trí. Vậy bà bầu sử dụng điện thoại trong quá trình mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cùng Hello Bacsi tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Mẹ bầu sử dụng điện thoại có ảnh hưởng đến hành vi của trẻ sau khi chào đời?

Đến nay, các nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng điện thoại trong thời gian ngắn không ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Còn nếu sử dụng điện thoại trong thời gian dài, chưa có thông tin nào có thể đảm bảo rằng không tác động gì đến mẹ bầu.

Có 2 nghiên cứu về vấn đề này chỉ ra mối liên hệ giữa trẻ sơ sinh tiếp xúc với điện thoại từ trong bụng mẹ và các vấn đề về hành vi như hiếu động thái quá trong suốt thời thơ ấu. Có nhiều lý do khác nhau trong sự phát triển các vấn đề về hành vi  của trẻ. Nếu bà bầu sử dụng điện thoại thường xuyên, trẻ sinh ra ít chú ý hơn, có thể dẫn tới các vấn đề về hành vi.

co-nen-su-dung-dien-thoai-khi-mang-thai

Các thiết bị điện tử phát ra bức xạ điện từ không ion hóa

Điện thoại di động, tivi, máy vi tính phát ra các bức xạ điện từ không ion hóa. Bức xạ không ion hóa là nhẹ hơn nhiều so với bức xạ ion hóa, được phát ra bởi tia X, máy trị liệu và máy chụp CT. Các chuyên gia đồng ý bức xạ không ion hóa không gây hại cho thai nhi.

Mỗi chiếc điện thoại được đánh giá theo mức độ bức xạ mà nó phát ra gọi là chỉ số SAR – cho biết lượng bức xạ hoặc năng lượng tối đa hấp thụ của cơ thể khi sử dụng điện thoại. Điện thoại có chỉ số SAR càng cao thì lượng bức xạ cơ thể hấp thụ càng nhiều.

Trên thực tế, năng lượng phát ra từ điện thoại phụ thuộc vào cường độ tín hiệu. Tín hiệu càng mạnh, điện năng của điện thoại càng giảm và giá trị SAR càng thấp. Vì vậy, chỉ sử dụng điện thoại khi có  tín hiệu mạnh. Đây là cách để giảm mức độ bức xạ mà cơ thể đang tiếp xúc.

Sử dụng điện thoại trong thai kỳ gây ra rối loạn ADHD ở trẻ

Theo một nghiên cứu của Northwestern Medicine, hiện nay có tới 3% trẻ em trong độ tuổi đi học bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), tỷ lệ này đã tăng lên 66% so với 10 năm trước. Dù chưa biết chắc nguyên nhân gây ra ADHD, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng có mối liên quan giữa việc sử dụng điện thoại trong thai kỳ và sự hiếu động ở trẻ sau sinh.

Nghiên cứu Đại học Yale ở chuột cho biết tác động của bức xạ điện thoại trong thời gian mang thai gây nên hội chứng tăng động giảm chú ý ở giai đoạn bào thai. ADHD là một rối loạn phát triển liên quan đến những tác động lên vùng não, có nhiệm vụ phát triển các neuron gây ra ADHD. Trẻ được chẩn đoán ADHD ảnh hưởng đến khả năng học tập và khó khăn trong giao tiếp với mọi người.

2. Bà bầu nên sử dụng điện thoại như thế nào?

Hiện nay, điện thoại di động rất phổ biến với mỗi người. Một người có thể có đến 2 – 3 chiếc. Chúng rất hữu dụng trong cuộc sống của mỗi người phục vụ cho việc liên lạc công việc và giải trí. Tuy nhiên, bà bầu nên nhớ những lưu ý sau để bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi:

    Chỉ nên sử dụng điện thoại trong những trường hợp cần thiết

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5bc07ca092186531245cd942)

Tin cùng nội dung

  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY