Kinh tế xã hội hôm nay

Sử dụng thực phẩm phù hợp cơ địa mỗi người

(MangYTe) - Với những tác động của dinh dưỡng với sức khỏe như ngày nay thì mọi người đều đang cố gắng tìm cho mình một chế độ ăn uống cân bằng và khỏe mạnh hơn. Một số người áp dụng nguyên tắc hàn – nhiệt (nóng – lạnh) của Đông Y vào chế độ ăn của mình. Vậy nguyên tắc này là gì?

Ảnh minh họa.

Quan điểm thực phẩm hàn - nhiệt theo Đông Y

Khái niệm thực phẩm hay cơ địa hàn – nhiệt xuất phát từ y học cổ truyền trung quốc được ứng dụng từ nhiều năm ở một số nước châu á như trung quốc, nhật bản, việt nam. trong y học cổ truyền, tính vị của thực phẩm bao gồm tứ vị là hàn – lương – ôn – nhiệt, tương ứng là lạnh – mát – ấm – nóng, trong đó khái niệm thực phẩm hàn – nhiệt là khái nhiệm phổ biến và được biết đến nhiều hơn cả. cân bằng giữa thực phẩm hàn – nhiệt sẽ giúp cho cơ thể hài hòa, sức khỏe dồi dào, sống lâu trường thọ.

Những thực phẩm có tính nhiệt được cho là các loại thực phẩm ăn vào tạo cảm giác nóng và khô như các loại thịt đỏ, các loại gia vị (gừng, tỏi, ớt); các loại trái cây có vị ngọt (đào, nhãn vải). trong khi đó, những thực phẩm có tính hàn lại là các thực phẩm tạo cảm giác mát và cung cấp độ ẩm cho cơ thể, ví dụ như các loại rau xanh, hải sản, đồ tanh (ếch, ốc). ngoài ra, y học cổ truyền còn phân loại thực phẩm hàn – nhiệt dựa trên nhiều đặc điểm khác như:

Cách thức phát triển: thực phẩm mọc theo chiều đi xuống thì là thực phẩm có tính nhiệt, mọc/phát triển theo hướng đi lên thì tính hàn.

Trạng thái của thực phẩm khi vào cơ thể: thực phẩm có tính hàn sẽ có xu hướng chứa nhiều nước, mềm, còn thực phẩm có tính nhiệt thì có xu hướng nóng, khô, cứng.

Sử dụng thực phẩm phù hợp với cơ địa

Sau khi biết được tính hàn – nhiệt của thực phẩm, thì một điều quan trọng bạn cần biết nữa, theo y học cổ truyền, đó là biết được cơ địa của mình thuộc thể gì, để từ đó biết cách sử dụng thực phẩm phù hợp với cơ địa của mỗi người. y học cổ truyền cũng phân nhóm cơ thể con người thành nhiều nhóm thể chất khác nhau, nhưng phổ biến là thể ôn – nhiệt và thể hàn – lương, hay còn gọi là người có cơ địa “nóng” và cơ địa “lạnh”.

Người có cơ địa “nóng” là những người thường bị phồng rộp lưỡi, bốc hỏa và dễ bị khát nước, trong khi người có cơ địa “hàn” thường có lưỡi nhợt nhạt, lạnh các chi và thường bị lạnh, dễ bị tiêu chảy. và cũng theo y học cổ truyền thì những người có cơ địa “nóng” nên ăn thực phẩm có tính hàn, người có cơ địa “hàn” nên ăn nhiều thực phẩm có tính nóng. thực phẩm có tính ôn thì sẽ phù hợp với tất cả mọi người.

Thực phẩm hàn dành cho người thể nhiệt gồm: Ốc các loại (ngêu, sò, hến…); Thịt vịt, thịt ngan, ngỗng, thịt trâu; ếch, cóc; các loại trứng; các loại đỗ (đỗ đen, đậu nành, đậu đỏ, nước đậu, đậu tương, giá…); chanh, cà tím, mướp đắng (khổ qua); củ nghệ vàng; măng tre; rau muống, dền, mồng tơi, đay, nhút, sam, lá mơ; dưa gang, mướp, bầu, bí đỏ…

Thực phẩm nhiệt dành cho người thể hàn gồm: Các loại thịt dê, thịt chó, bò, gà, trứng gà, thịt chim sẻ; cá mè, cá diếc, gạo nếp, bột mì, gạo tẻ lâu năm, rượu gạo, dấm thanh, cà rốt, rau cải có vị cay, rau diếp cá, rau kinh giới, tỏi tươi, rau răm, hẹ, hạt tiêu, gừng các loại (sống, khô, nướng)…

Thực phẩm có tính ôn bao gồm: Ngũ cốc, khoai lang, táo ta, củ cải đường, thịt lợn, thịt thỏ, cá chép, cá quả, khoai lang, sắn dây, vừng, dâu, khế, hoa thiên lý…..

Thực phẩm nóng hay lạnh tốt hơn cho cơ thể?

Không có loại thực phẩm nào tốt hơn mà cần phải biết cơ thể mình thuộc hàn hay nhiệt để bổ sung đúng loại thực phẩm phù hợp, mang lại sự cân bằng, điều hòa là tốt nhất. cân bằng hàn – nhiệt đúng cách sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, có thể chống chọi lại mọi bệnh tật, và đây cũng chính là đích đến quan trong nhất trong quan điểm y học cổ truyền. trong chế biến thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày, có thể điều hòa hàn – nhiệt theo 2 hướng chính sau:

Phối hợp thực phẩm có tính hàn với thực phẩm có tính nhiệt: ví dụ kho cá với thịt, thịt hay cá xào hoặc nấu canh với rau, củ.

Đối với một loại thực phẩm, nên tận dụng hết mọi phần ăn được. Ví dụ, rau thì dùng cả thân, lá, rễ, hoa (Mướp dùng trái, hoa, lá non; khoai lang ăn cả củ lẫn lá).

Tuy nhiên, mọi thứ đều mang tính chất tương đối nên tốt nhất vẫn là thực hiện chế độ ăn uống đa dạng, nhiều loại thực phẩm, để bảo đảm có đầy đủ cả thực phẩm hàn – nhiệt trong chế độ ăn và không bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/su-dung-thuc-pham-phu-hop-co-dia-moi-nguoi-387704.html)

Tin cùng nội dung

  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY