Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 40

Sau nhiều tuần giữ gìn và chờ đợi, bé yêu đây rồi! Tuy nhiên, chỉ có 5% thai phụ sanh đúng vào ngày dự sanh, và phần đông các phụ nữ lần đầu tiên làm mẹ thường phải đếm từng ngày, có khi lố đến 2 tuần lễ sau ngày dự sanh mới chuyển dạ.

sự phát triển của bé

Một bé sinh ở tuần thứ 40 có cân nặng trung bình khoảng 3.500 gram và dài khoảng 48 đến 51 centimet. Đừng quá mong đợi em bé của Bạn trông bụ bẫm như các em bé trong các mẫu quảng cáo nào đó. Một em bé mới sinh có thể có cái đầu không được tròn trịa cho lắm do phải đi qua ngã *m đ*o rất hẹp của mẹ trong lúc sinh, người bé có thể được phủ đầy chất gây trắng và máu nữa chứ. Da bé có thể trông nhăn nheo, bạc thếch, có những mảng da khô và cả những vết bớt trên người bé – tất cả những điều nêu trên hoàn toàn bình thường vì vậy Bạn chớ quá lo lắng nhé!

Bởi vì có sự hiện diện các hormon của Bạn trong cơ thể bé nên bộ phận Sinh d*c ngoài của bé (bìu dái nếu là bé trai và môi âm hộ nếu là bé gái) có thể trông lớn hơn một cách khác thường. Và bé của Bạn, không kể là bé trai hay bé gái, có thể có hiện tượng rỉ ra một ít sữa ở đầu vú. Hiện tượng này sẽ biến mất trong một vài ngày sau và đó là điều hoàn toàn bình thường.

Ngay sau khi sinh, bé sẽ cất tiếng khóc chào đời. BS sẽ hút hết chất nhầy trong miệng và mũi của bé, và lúc này Bạn có thể nghe được rõ hơn tiếng khóc ấy của đứa con yêu thương mà Bạn mong thấy mặt từng ngày từng giờ trong suốt thời gian mang thai dài đằng đẳng. Bé lúc này có thể được đặt trên bụng mẹ và sẽ được các BS cắt dây rốn. Một chuỗi các thủ thuật kiểm tra nhanh cho bé được thực hiện như chỉ số Apgar để xác định các phản ứng nhanh của bé và các dấu hiệu của sự sông như chức năng hô hấp, nhịp tim, sắc da và các cử động của bé. Bé cũng sẽ được cân và đo chiều dài của cơ thể.

Nếu tình trạng thai nghén của Bạn có nhiều rủi ro, hoặc nếu Bạn phải sanh mổ, BS nhi khoa sẽ túc trực bên Bạn trong suốt cơn chuyển dạ để có thể can thiệp giúp đỡ bé ngay lập tức nếu cần. BS sẽ giúp đỡ và hỗ trợ bé nếu cần để bé có thể nhanh chóng thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ và sau đó thì …. bé sẽ được đặt nằm gọn trong vòng tay ấm áp của Bạn ngay thôi mà!

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Tuần lễ này Bạn sẽ phải trải qua những thời khắc mà Bạn đã tiên lượng trước – gặp gỡ cục cưng của Bạn! Tuy nhiên để có thể trông thấy bé Bạn sẽ phải trải qua một cuộc chuyển dạ sanh nở không kém phần cam go đâu nhé! Bạn có thể học để biết được 3 giai đoạn trong quá trình chuyển dạ ở các lớp học tiền sản. Giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ là các cơ của tử cung sẽ co lại để cổ tử cung mở rộng ra để bé có thể chui qua, giai đoạn hai là lúc Bạn rặn để đẩy bé chui qua ngã *m đ*o và ra ngoài, giai đoạn ba là giai đoạn bánh nhau bong tróc ra khỏi cơ thể Bạn.

Nếu Bạn không có dấu hiệu chuyển dạ trong vòng một tuần sau ngày dự sanh, BS sẽ yêu cầu Bạn thực hiện xét nghiệm về tim thai (nonstress test), có thể theo dõi được nhịp tim và các cử động của thai nhi để xác định xem bé có nhận đủ lượng oxy cần thiết và hệ thống thần kinh của bé có đáp ứng hay không. Bạn hãy trao đổi với BS để có thể hiểu tường tận hơn về xét nghiệm này.

Nếu quá trình chuyển dạ của Bạn không có gì tiến triển và cộng thêm tình trạng sức khỏe của mẹ và bé không ổn định, các BS sẽ tiến hành dục sanh cho Bạn (giúp cho quá trình chuyển dạ xảy ra), bằng cách chọc ối hoặc tiêm hormon oxytocin (giúp cho tử cung co bóp) hoặc một số loại Thu*c khác do BS quyết định. Nếu thai của Bạn có nguy cơ rủi ro cao, hoặc có các rắc rối tiềm ẩn khác, BS sẽ đề nghị mổ bắt con cho Bạn.

Một số thai phụ biết trước rằng mình sẽ sanh mổ nên đã lựa chọn ngày sinh cho bé trước, nếu Bạn cũng đang ở trong trường hợp như vậy, có lẽ Bạn cũng đang nhẩm trong đầu ngày sinh của bé sẽ là ngày nào phải không! Điều đó có thể khiến Bạn cảm thấy đỡ thất vọng hơn khi biết rằng cũng có nhiều bà mẹ khác sanh con không qua ngã *m đ*o như bình thường. Trong trường hợp Bạn phải mổ bắt con không chủ động (mổ cấp cứu), Bạn cũng đừng thất vọng và cũng cứ tin rằng giữa Bạn và bé luôn có một mối liên kết đặt biệt và bé rất muốn được chào đời để được ở bên mẹ cho dù bằng bất cứ cách nào! Đó có thể là một cuộc sanh nở không như mong đợi của Bạn, nhưng Bạn có biết không, sự hiện diện của một em bé sơ sinh rất đáng yêu có thể khiến Bạn xua tan đi hết những đau đớn và lo âu Bạn nhé!

Nguồn Internet
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-40-27480.html)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY