Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 8

Được nhìn ngắm những ngón tay và những ngón chân bé xíu xinh xinh của bé là một trong những điều tuyệt diệu nhất trong cuộc đời của các bậc cha mẹ. Các ngón tay và ngón chân của bé đang được hình thành trong tuần lễ này, cánh tay bé đã có thể cử động được và có thể gập duỗi nhờ sự hình thành khuỷu tay và cổ tay.
Bên cạnh đó, khuôn mặt bé cũng có những thay đổi như việc hình thành chóp mũi và môi trên, thêm nữa là lớp da trên mí mắt cũng được hình thành để sau này phát triển thành mi mắt. Máu cũng đã bắt đầu lưu thông theo một hệ tuần hoàn đơn giản nhất, hệ tiêu hoá đang ngày càng hoàn thiện hơn, đặc biệt là ruột của bé.

Phần chồi để sau này phát triển thành cơ quan Sinh d*c của bé cũng xuất hiện trong tuần lễ này, mặc dầu chưa rõ ràng để có thể xác định là cơ quan Sinh d*c nam hay cơ quan Sinh d*c nữ.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Các dấu hiệu có thai như mất kinh, ói mữa, mệt mỏi, cộng thêm việc quần áo bỗng trở nên chật chội do tử cung ngày càng phát triển lớn làm cho Bạn bỗng nhiên nghĩ đến việc có thai. Bạn nên thử thai tại nhà hoặc tại bệnh viện một lần nữa để xác định một cách chắc chắn về tình trạng thai nghén của mình. Sau đó Bạn nên có một cuộc hẹn với BS để chuẩn bị cho lần khám thai đầu tiên. Bạn phải được khám thai một cách cẩn thận bởi các BS chuyên khoa sản, các nữ hộ sinh, các bà mụ đỡ đẻ với bề dày kinh nghiệm hoặc các BS gia đình chuyên về sản khoa. Nếu tình trạng thai nghén của Bạn có nhiều rủi ro (ví dụ như Bạn đã từng xảy thai nhiều lần, hay Bạn đã ngoài 35 hoặc Bạn thường có những rắc rối trong những lần mang thai trước), khi đó BS có thể sẽ yêu cầu Bạn đi khám thai càng sớm càng tốt và có thể sẽ phải khám thai một cách thường xuyên hơn các thai phụ khác trong suốt quá trình mang thai liên tục cho đến lúc sanh.

Khám thai định kỳ một cách đầy đủ và tuân thủ đúng theo những hướng dẫn của BS là một điều rất quan trọng để đảm bảo tình trạng sức khỏe và bảo vệ an toàn cho thai nhi và cho cả Bạn nữa, vì vậy Bạn hãy xem các cuộc hẹn khám thai với BS là ưu tiên hàng đầu

Bảng theo dõi phát triển">sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

- Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

- Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

- Hệ thần kinh hình thành.

- Đã có dấu hiệu mang thai

- Phôi thai hoàn thiện 20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi

Nguồn Internet
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-8-27462.html)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY