Khoa học hôm nay

Sự thật về loài rắn nhỏ bé bị cho là độc đến mức cắn là Ch?t khiến nhiều người kinh sợ

Nơi ở ưa thích của chúng là nơi nhiều gỗ mục và dưới đất ẩm, gần tổ kiến, tổ mối.

Rắn giun có hình dáng giống giun đất nhưng màu đen bóng và có vảy - Ảnh: Internet

Rắn giun (tên khoa học Typhlopidae) là một loài thuộc họ Rắn Mù. Chúng có ngoại hình rất giống giun đất nên thường bị nhầm, tuy nhiên rắn giun có màu đen bóng, nếu nhìn dưới ánh sáng sẽ thấy da chúng ánh lên. Rắn giun có vảy và không phân đốt, đặc điểm để phân biệt với giun đất. Đặc biệt, rắn giun cũng có một chiếc lưỡi chẻ đặc trưng của loài rắn.

Rắn giun có thể bắt gặp ở nhiều nơi trên thế giới, thường ưa thích những nơi có khí hậu ôn hòa. Nơi ở ưa thích của chúng là nơi nhiều gỗ mục và dưới đất ẩm, gần tổ kiến, tổ mối. Người nông dân thường rất dễ bắt gặp rắn giun mỗi khi cuốc đất trên đồng.

Ở nhiều nơi, rắn giun có màu hồng nhạt thay vì đen - Ảnh: Internet

Dù kích thước của chúng rất bé nhưng khá nhiều người kinh sợ trước loài rắn này. Trong dân gian thường đồn đại rằng rắn giun cực kỳ độc, chỉ cần bị cắn trúng là cầm chắc cái Ch?t.

Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy. Rắn giun là một loài vật hoàn toàn vô hại với con người. Miệng của chúng quá bé và không có răng nanh nên không thể cắn người. Chúng cũng không hề có nọc độc vì không cần phải săn mồi. Thức ăn chủ yếu của rắn giun là trứng kiến và trứng mối.

Rắn giun bị nhiều người xem là loài rắn cực kỳ nguy hiểm - Ảnh: Internet

Vì sống thường xuyên dưới lòng đất nên thị lực của rắn giun hoàn toàn suy giảm, đôi mắt chúng không thể nhìn và chủ yếu sử dụng lưỡi để dò đường. Thông qua chiếc lưỡi này, chúng có thể “nếm” không khí và đánh giá độ ẩm, sự lay động trong không khí, mùi của các sinh vật khác và nơi dẫn đến thức ăn.

Lưỡi là công cụ dò đường của rắn giun - Ảnh: Internet

    Danh sách 'tử thần' trong trận không kích hạt nhân 1945: Thời khắc kinh hoàng nhất lịch sử Hiroshima và Nagasaki

Rắn giun là loài sinh sản đơn tính. Chúng không có con đực, toàn bộ rắn giun phát hiện được trong tự nhiên đều là rắn cái. Chúng đẻ trứng và con non nở ra từ trứng cũng là con cái.

Cũng giống như giun, rắn giun là loài hữu ích với con người. Chúng đào đất giúp cho đất tơi hơn, nhiều dinh dưỡng và thoáng khí, có lợi cho cây trồng.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/su-that-ve-loai-ran-nho-be-bi-cho-la-doc-den-muc-can-la-chet-khien-nhieu-nguoi-kinh-so-20200806154724106.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tôi nghe nói khi bị rắn cắn thì phải ga rô chỗ rắn cắn lại để đề phòng nọc độc chạy vào tim nhưng có người lại bảo không nên làm như vậy. Xin quý báo tư vấn giúp.
  • T*i n*n rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và những người trong gia đình lúng túng, chậm trễ… nhiều khi không cứu nổi.
  • Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY