Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sữa đậu nành sẽ gây hại khi uống sai cách

Sữa đậu nành chứa nhiều chất có lợi nhưng có thể gây đau bụng nếu đựng trong bình giữ nhiệt, uống khi đói.

Các món ăn, đồ uống chế biến từ hạt đậu nành được chứng minh có rất nhiều chất bổ cho cơ thể. Sữa đậu nành là một trong số các sản phẩm như vậy.

Nhiều người thích uống sữa đậu nành vì giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein và hàng chục loại khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, vitamin a, vitamin b và các loại vitamin khác.

Loại sữa này không chứa lactose nên sẽ không gây tác dụng phụ cho người không dung nạp lactose (đau bụng, đầy hơi, khó chịu, đi ngoài). Thêm vào đó, giá sữa lại rẻ hơn nhiều so với các mặt hàng nước dinh dưỡng khác.

Tuy nhiên, một số người cảm thấy khó chịu khi uống sữa đậu nành. dưới đây là 5 lưu ý để tránh hiện tượng đó:

Ngưng uống nếu có cảm giác bất thường

Ảnh minh họa.

Sữa đậu nành dễ hấp thụ nhưng lại có tính hàn. bạn hãy ngừng sử dụng loại sữa này nếu sau khi uống, bạn có cảm giác buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy bụng, đi tiểu đêm nhiều lần. nếu những người có triệu chứng như vậy tiếp tục uống sữa sẽ có nguy cơ bị hư thận.

Không được uống với Thu*c

uống sữa đậu nành với Thu*c

Một số loại Thu*c có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành, chẳng hạn như Thu*c kháng sinh tetracycline hoặc erythromycin.

Không uống quá nhiều

sữa đậu nành, uống sữa đậu nành quá nhiều

Uống quá nhiều sữa đậu nành cùng một lúc dễ gây ra chứng khó tiêu protein hoặc đầy hơi, tiêu chảy.

Không uống khi đói bụng

uống sữa đậu nành khi đói bụng

Khi bạn đói, phần lớn protein trong sữa đậu nành được chuyển hóa nhanh chóng thành calorie và bị tiêu hao ngay, không đem lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể. do đó, bạn nên kết hợp uống sữa với ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột như bánh ngọt, bánh mì. khi đó, protein sẽ được tiêu hóa và hấp thụ hiệu quả hơn dưới tác dụng của axit dịch vị.

Tránh đựng sữa trong bình giữ nhiệt

sữa đậu nành, bình giữ nhiệt

Vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành khi ở nhiệt độ ấm. bởi vậy, bạn nên uống sữa để trong cốc hoặc các loại bình thông thường.

Ngoài ra, sau 3-4 giờ, sữa đã tiếp xúc với không khí sẽ bị biến chất, gây hại cho đường tiêu hóa của người uống.

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/suc-khoe/sua-dau-nanh-se-gay-hai-khi-uong-sai-cach-46233.html

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/sua-dau-nanh-se-gay-hai-khi-uong-sai-cach/20201122091310967)

Tin cùng nội dung

  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Lạnh còn kéo dài tại các tỉnh phía Bắc. Nếu như chống rét không tốt dễ gây nên bệnh tật nhất là người già và trẻ nhỏ.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Dinh dưỡng cần thiết từ việc ăn và uống các loại thực phẩm. Đồ ăn nhẹ thông thường cũng có thể hữu ích cho con bạn về mặt dinh dưỡng.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY