Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Sức khoẻ của các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng đến ngày 29/4 như thế nào?

Hai trong số 3 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng sắp được cai máy thở, đang tập phục hồi chức năng. Riêng bệnh nhân nam phi công vẫn đang trong tình trạng nặng, tiến triển chậm

Ngày 29/4, tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị COVID-19, PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Giám đốc Trung tâm, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị đã chủ trì cuộc họp với các thành viên Tiểu ban Điều trị, Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm hội chẩn trực tuyến công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng

Tại Trung tâm còn có GS.TS Nguyễn Gia Bình- Tổ trưởng Tổ Hội chẩn chuyên môn chăm sóc, điều trị ca bệnh COVID -19 diễn biến nặng, nguy kịch- Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam; GS.TS Ngô Quý Châu- Quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam; PGS.TS Đào Xuân Cơ- Trưởng khoa Hồi sức tích cực- Bệnh viện Bạch Mai;

Các điểm cầu tham gia còn có BV Bệnh nhiệt đới TW có GS.TS Nguyễn Văn Kính- Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, PGS.TS Nguyễn Vũ Trung- Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW; BSCK II Nguyễn Hồng Hà, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW và các khoa Hồi sức tích cực, khoa Cấp cứu của Bệnh viện đang điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng. Ngoài ra còn có lãnh đạo và các chuyên gia, bác sỹ điều trị của Bệnh viện TW Huế; Bệnh viện Chợ Rẫy; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh; Bệnh viện Đà Nẵng….tham gia hội chẩn bệnh nhân COVID-19 nặng.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, GS.TS Nguyễn Gia Bình, GS.TS Ngô Quý Châu, PGS.TS Đào Xuân Cơ tại điểm cầu Trung tâm điều hành

Hiện còn có 3 ca bệnh nặng cần hội chẩn là BN 19; BN 161 và BN 91 phi công người Anh. Trong đó, BN 19 đã nằm viện được 54 ngày và nằm ở khoa Hồi sức tích cực (ICU) được 44 ngày.

Nghe báo cáo về trường hợp BN 19, Hội đồng chuyên môn đánh giá bệnh nhân đã vượt qua những giai đoạn khó khăn và hiện các biểu hiện lâm sàng như khi máu, XQ phổi đều đã tốt lên; Bệnh nhân cần tiếp tục tăng cường dinh dưỡng, chăm sóc hô hấp, tập phục hồi chức năng và cai máy thở. Các thành viên Hội đồng chuyên môn hy vọng bệnh nhân sớm được ra khỏi khoa ICU trong tuần tới.

Đối với BN 161, 88 tuổi vừa tai biến vừa cao tuổi, đã có những tiến triển khả quan. Các bác sỹ cũng đang từng bước cai thở máy, xét bỏ máy; chăm sóc hô hấp, kết hợp phục hồi chức năng và bổ sung dinh dưỡng.

BN 91 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh, hiện đang trong tình trạng nặng, tiến triển chậm. Bệnh nhân đã được mở nội khí quản, tiếp tục sử dụng ECMO và thở máy.

Hội đồng chuyên môn đã thảo luận về tất cả các giải pháp từ sử dụng Thu*c, các chỉ số sinh tồn, các vấn đề liên quan về xét nghiệm….. Các thành viên hội chẩn cũng đề nghị BV Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh và nhóm hỗ trợ của Bệnh viện Chợ Rẫy xem xét vấn đề sử dụng Thu*c, liều lượng Thu*c của người bệnh; xét nghiệm theo dõi nhiễm trùng bệnh viện, cấy lại vi khuẩn….
 

Tổng kết buổi hội chẩn, PGS.TS Lương Ngọc Khuê gửi lời cám ơn tới các chuyên gia, y bác sỹ tại các điểm cầu trong suốt thời gian qua vẫn luôn nỗ lực, chung sức điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19, đặc biệt là những trường hợp nặng.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh việc các bệnh nhân COVID-19 âm tính sau khi ra viện trở về cộng đồng vẫn cần phải tuân thủ các biện pháp cách ly sau điều trị. Trung tâm kiểm soát bệnh tật các địa phương chịu trách nhiệm theo dõi và xét nghiệm lại. Nếu cần thiết phải khẳng định xét nghiệm tại Labo, tham chiếu kết quả xét nghiệm để khẳng định.

Giám đốc Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị COVID-19 cũng yêu cầu các Bệnh viện không được lơ là và chủ quan mà cần tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch theo yêu cầu của Bộ Y tế, đặc biệt là trong dịp nghỉ Lễ 30/4 – 1/5.

Tiếp sau buổi hội chẩn bệnh nhân COVID-19 nặng đã diễn ra cuộc họp Hội đồng xác định các yêu cầu chuyên môn cần đáp ứng đối với máy thở phục vụ phòng, chống dịch COVID-10. Hội đồng gồm 16 thành viên do GS.TS GS.TS Nguyễn Gia Bình- Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng có nhiệm vụ xác định các yêu cầu chuyên môn đáp ứng cần đối với máy thở phục vụ phòng, chống dịch COVID-19, báo cáo kết quả và trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, phê duyệt.

Các thành viên thảo luận về các tiêu chí sử dụng máy thở, sử dụng cho ai, tuyến nào; Chức năng đáp ứng điều trị bệnh nhân COVID-19 cần điều kiện gì; sử dụng khi cấp cứu ngoại viện cần thêm chức năng gì…

Thái Bình- Lê Hảo

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5eaa0822f8ec6e0a7d7fbe03)

Tin cùng nội dung

  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Mangyte ơi, Xin cho tôi hỏi Tết nguyên đán có bệnh viện nào nhận khám chữa bệnh không? Mong Mangyte giới thiệu giúp tôi. Cảm ơn rất nhiều. (Đài Trang - Tây Ninh) BS ơi, sức khỏe bà tôi dạo này không được tốt, thường xuyên nhập viện cấp cứu. Đợt này nghỉ Tết tôi lo lắm, không biết có còn bệnh viện nào làm việc không? Xin Mangyte tư vấn một vài số điện thoại cấp cứu để gọi khi cần. Chân thành cảm ơn. (Hoàng Mai - Quận 6,TPHCM)
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY