Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Sức khỏe hô hấp (Respiratory Health)

Những người sử dụng máy thở với các ống đặt khí quản cần phải được hút các chất tiết ra khỏi phổi theo định kỳ; Việc này cần phải được thực hiện bất cứ nơi đâu theo định kỳ nửa giờ một lần tới mỗi ngày một lần.

Khi chúng ta thở, khí ô-xy trong không khí được đưa vào phổi và trực tiếp tiếp xúc với máu, được máu hấp thụ và đưa tới tất cả các bộ phận của cơ thể. Cùng lúc đó, khí các-bon điôxít do máu thải ra được đưa trở lại phổi và thoát ra ngoài không khí qua hơi thở.

Các lá phổi không bị ảnh hưởng bởi bệnh tê liệt. Tuy nhiên, các cơ ngực, cơ bụng và cơ hoành có thể bị ảnh hưởng. Khi nhiều các cơ khác nhau tham gia vào quá trình hô hấp co bóp, chúng cho phép hai lá phổi nở ra tạo nên những sự thay đổi áp lực trong lồng ngực để không khí chảy vào hai lá phổi. Đây được gọi là hít vào – cơ cần phải khỏe để thực hiện được chức năng này. Khi những cơ đó thư giãn, các luồng không khí quay trở lại hai lá phổi của quý vị và quý vị thở ra.

Nếu bị mắc bệnh tê liệt ở mức độ C-3 trở lên, dây thần kinh cơ hoành không còn được kích thích nữa và do đó cơ hoành không thực hiện chức năng của mình. Điều này có nghĩa là sẽ cần phải có sự hỗ trợ bằng máy -- thường là một máy hỗ trợ hô hấp.

Những người mắc bệnh tê liệt ở ngực mức độ nhẹ hoặc cao hơn sẽ gặp khó khăn khi hít sâu và thở mạnh. Bởi vì họ không thể sử dụng các cơ bụng hoặc cơ gian sườn nên những người này cũng mất khả năng ho mạnh. Việc này gây nên chứng nghẽn phổi và nhiễm trùng đường hô hấp.

Thêm vào đó các chất tiết giống như một chất keo hồ làm cho các bên thành của các đường hô hấp của quý vị dính vào nhau và không phồng lên như bình thường. Người ta gọi là chứng xẹp phổi, hay một tình trạng xẹp một phần phổi. Nhiều người mắc bệnh tê liệt có nguy cơ mắc chứng này. Một số người phải vất vả chống chọi những lần nhiễm lạnh hay nhiễm trùng đường hô hấp và gặp phải những cảm giác như lạnh ngực liên miên. Chứng viêm phổi cũng có thể xảy ra nếu các chất tiết trở thành mồng mấm phát sinh cho nhiều loại vi khuẩn khác nhau.

Một kỹ thuật hữu ích làm giảm nguy cơ này là ho có hỗ trợ: người hỗ trợ dùng lực nhấn vào bên ngoài bụng và đẩy lên trên, thay cho hoạt động của cơ bụng để tạo ra một cơn ho mạnh. Phương pháp này nhẹ nhàng hơn nhiều so với phương pháp Heimlich maneuver và điều quan trọng là phải phối hợp các lần nhấn theo nhịp hô hấp tự nhiên.

Một kỹ thuật khác là gõ bụng (percussion): Về căn bản đây chỉ là một phương pháp gõ nhẹ lên khung xương của cơ thể để làm long đờm trong hai lá phổi.

Dẫn lưu tư thế (Postural drainage): Kỹ thuật này dùng trọng lực để dẫn lưu các chất tiết từ đáy hai lá phổi lên phần cao trong ngực của quý vị để quý vị có thể ho và khạc ra, hoặc đưa lên một độ cao đủ để quý vị nuốt vào. Khi thực hiện kỹ thuật này người bệnh nằm ngang đầu để thấp hơn chân trong khoảng 15 đến 20 phút.

Những người sử dụng máy thở với các ống đặt khí quản cần phải được hút các chất tiết ra khỏi phổi theo định kỳ; Việc này cần phải được thực hiện bất cứ nơi đâu theo định kỳ nửa giờ một lần tới mỗi ngày một lần.

Các máy thở

Có hai loại thở bằng máy căn bản. Thở bằng máy tạo áp lực âm, ví dụ như phổi nhân tạo, tạo ra một khoảng chân không bao quanh phía ngoài của ngực, làm cho ngực nở ra và hút không khí vào phổi. Thở bằng máy tạo áp lực dương là phương pháp được áp dụng từ những năm 1940 hoạt động với nguyên tắc ngược lại với thở máy áp lực âm bằng cách thổi không khí trực tiếp vào phổi.

Người ta cũng có thể sử dụng một chiếc mặt nạ nhỏ phủ lên mũi và/hoặc miệng để thực hiện thông khí nhân tạo với áp lực dương. Đối với những bệnh nhân chỉ cần trợ thở trong một khoảng thời gian, người ta sử dụng các phương pháp trợ thở không xâm lấn để tránh những biến chứng liên quan đến thủ thuật mở khí quản.

Một kỹ thuật trợ thở khác là cấy một thiết bị điện tử vào khoang ngực để kích thích dây thần kinh cơ hoành đồng thời gửi một tín hiệu thường xuyên tới cơ hoành để bắt cơ hoành phải co bóp để đưa không khí vào phổi. Các máy điều hòa nhịp dây thần kinh cơ hoành đã xuất hiện vào cuối những năm 1950 nhưng đắt và không được sử dụng rộng rãi.

Chăm sóc các đường thông khí quản

Có nhiều biến chứng có thể xảy ra liên quan đến các ống đặt khí quản, bao gồm tình trạng không có khả năng nói hoặc nuốt bình thường. Các ống đặt khí quản đặc biệt được thiết kế để dẫn hướng không khí lên trên trong quá trình thở ra và do đó cho phép nói trong các quãng đều đặn, định kỳ.

Một biến chứng khác liên quan đến đường thông khí quản là nhiễm trùng. Ống đặt là một vật lạ trong cổ và có nguy cơ đưa các sinh thể vào mũi và miệng mà cơ chế phòng vệ tự nhiên những sinh thể đó sẽ bị chặn lại. Việc vệ sinh và bao phủ vị trí thông khí quản định kỳ hàng ngày là một biện pháp phòng ngừa quan trọng.

The sources:

Craig Hospital, University of Miami School of Medicine, University of Washington School of Medicine / Faculty of Rehabilitation Medicine.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/ttyhocnuocngoai/suc-khoe-ho-hap-respiratory-health/)

Chủ đề liên quan:

respiratory health sức khỏe hô hấp

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY