Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tác động xấu của stress đối với quá trình lão hóa

Các nhà khoa học đã chỉ ra, stress mạn tính có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, từ mất ngủ đến tăng cân, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, làm suy giảm hệ miễn dịch, tiêu hóa và thần kinh trung ương...

Những hệ lụy từ stress mạn tính

Stress do công việc có thể hủy hoại tế bào, dẫn tới lão hóa sớm

Kiệt sức do công việc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến dna trong tế bào. các nhà khoa học đo độ dài của các đoạn dna có tên gọi telomeres, và nhận thấy những người bị stress nhiều nhất do công việc có telomeres ngắn nhất – và khi telomeres trở nên quá ngắn, tế bào có thể ch*t hoặc bị tổn thương. những người không bị stress do công việc có telomeres dài hơn. telomeres ngắn đã được chứng minh là gây ra bệnh parkinson’s, đái tháo đường týp 2, bệnh tim mạch và ung thư.

Các giáo sư thực hiện nghiên cứu cũng nói thêm: “chúng tôi biết telomeres sẽ ngắn lại theo thời gian, nhưng lo âu và stress đẩy nhanh quá trình này.”

Lo lắng về các sự kiện gây stress cũng đẩy nhanh lão hóa tế bào

Một nghiên cứu của đại học uc san francisco, hoa kỳ đã chỉ ra rằng sự lo âu về các sự kiện gây stress sắp xảy ra cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn liên quan đến lão hóa. trong nghiên cứu, 50% phụ nữ (trong số họ đang chăm sóc cho người nhà mắc bệnh mất trí nhớ) được cho là đối diện với stress hàng ngày, được thông báo rằng họ sắp phải diễn thuyết trước đám đông hoặc làm toán. nghiên cứu chỉ ra rằng những người cảm thấy sợ hãi nhất khi nghĩ về sự kiện gây stress sắp xảy ra có dấu hiệu lão hóa tế bào nhanh hơn. trong báo cáo nghiên cứu, các nhà khoa học đề xuất rằng lo âu về các sự kiện xảy ra trong cuộc sống đẩy nhanh quá trình lão hóa ở những người bị stress kinh niên.


Stress do công việc làm nhanh lão hoá tế bào.

Stress làm lão hóa não bộ

Stress mạn tính có thể gây bệnh alzheimer và các nghiên cứu mới đây cho thấy mức độ stress cao có thể là nguyên nhân khiến não của một số phụ nữ lão hóa sớm hơn nam giới. các giáo sư tại đại học uc berkeley, hoa kỳ chỉ ra rằng các quá trình kích hoạt và bất hoạt gen xảy ra khi não bộ lão hóa có vẻ diễn ra nhanh hơn ở phụ nữ. giáo sư mehmet somel tại đại học này cho biết: “cuộc sống áp lực có thể là lí do khiến bộ não phụ nữ lão hóa nhanh hơn”.

Stress có thể dẫn tới suy giảm thị lực và thính lực

Ngoài việc làm tăng nhịp tim và huyết áp, sự sản sinh hormon stress adrenalin cũng có thể dẫn tới suy giảm thị lực và thính lực tạm thời. sự sản sinh adrenalin kéo dài và liên tục dẫn đến sự co thắt các mạch máu, gây suy giảm thị lực và thính lực. hiện nay chưa có báo cáo về suy giảm thị lực và thính lực vĩnh viễn, nhưng chắc chắn là các giác quan và hành vi của chúng ta trở nên bớt nhạy bén hơn khi adrenalin liên tục tăng cao.

Stress mạn tính có thể khiến chúng ta sống không lành mạnh

Ngoài việc gây ra các thay đổi về não bộ, xương và các chất trong cơ thể, stress còn khiến chúng ta ít chăm sóc bản thân hơn. những người bị stress thường ăn uống không điều độ, ít hoạt động thể chất, uống rượu nhiều hơn và có thể bị lệ thuộc vào Thu*c. tất cả các thói quen xấu này sẽ gây hại cho cơ thể bạn.

Xây dựng các thói quen lành mạnh là rất quan trọng để có được quá trình lão hóa khỏe mạnh. thể dục thường xuyên bảo vệ não bộ khỏi lão hóa; trái lại, mất ngủ có thể làm tăng sự lão hóa. tuổi càng cao, dinh dưỡng tốt càng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình lão hóa của cơ thể.

Các cách đơn giản giúp bạn hóa giải stress

Thiền định

Một vài phút thiền định mỗi ngày có thể làm giảm lo lắng. Thiền định thay đổi đường dẫn truyền thần kinh trong não, làm bạn kiên cường hơn trước stress. Cách làm rất đơn giản: Ngồi thẳng lưng, để cả hai bàn chân xuống sàn. Nhắm mắt lại. Tập trung lặp đi lặp lại các câu khẳng định tích cực như “Tôi yêu bản thân” hay “Tôi cảm thấy bình yên”. Đặt một tay lên bụng và bỏ qua bất cứ suy nghĩ nào làm xáo trộn.

Thở sâu

Hãy nghỉ ngơi 5 phút và tập trung vào hơi thở. ngồi thẳng, mắt nhắm, đặt tay lên bụng. hít vào thật chậm qua mũi, cảm nhận hơi thở từ bụng lên tới đỉnh đầu. đảo ngược quá trình này khi bạn thở ra bằng miệng. việc hít thở sâu làm đảo ngược tác động của stress bằng cách làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp.

Chú ý đến môi trường xung quanh

Hãy sống chậm lại. Bạn dành ra 5 phút chỉ tập trung vào một hành động duy nhất; cảm nhận làn gió thổi qua mặt bạn và tiếng bước chân khi bạn đi bộ; tận hưởng mùi vị của tất cả các miếng bạn ăn. Khi bạn dành thời gian chú ý tới các giác quan, bạn sẽ bớt căng thẳng.

Hòa nhập với cộng đồng

Mạng lưới quan hệ là một trong những công cụ tốt nhất của bạn để đương đầu với stress. Hãy nói chuyện với những người khác - tốt nhất là nói chuyện trực tiếp, nếu không có thể nói qua điện thoại. Hãy chia sẻ với họ về những điều đang xảy ra. Bạn có thể có một cái nhìn mới về cuộc sống, đồng thời giữ vững các mối quan hệ của mình.

Thư giãn

Vắt một chiếc khăn nóng qua cổ và vai trong vòng 10 phút. Nhắm mắt và thư giãn cơ mặt, cổ, ngực và lưng. Bỏ khăn ra, và dùng một quả bóng tennis hoặc con lăn để massage, hoặc đặt quả bóng ở giữa bạn và bức tường, tựa vào quả bóng, giữ lực ép vừa phải trong khoảng 15 giây. Sau đó đặt bóng ra chỗ khác và ép.”


Nghe nhạc và cười sảng khoái là cách hoá giải stress hữu hiệu.

Cười sảng khoái

Cười giúp bạn làm giảm lượng cortisol (hormon stress của cơ thể), và làm tăng lượng endorphin trong não, khiến bạn cảm thấy vui vẻ. endorphin còn gọi là hormon hạnh phúc bởi vì nhờ nó ta cảm thấy yêu đời, tâm trạng phiền muộn sẽ được giải tỏa.

Cười giúp máu lưu thông nhiều hơn đến não, tăng cường chức năng hô hấp. đặc biệt, khi cười to, cười thoải mái, phổi sẽ làm việc tốt, tăng cường năng lực nạp khí, tăng lượng oxy vào máu, làm sạch đường thở, đẩy các khí độc ra khỏi cơ thể. cười cũng giúp tăng cường hoạt động các tuyến tiêu hóa, làm tăng tiết dịch vị, dịch tụy, mật, vì thế sẽ giúp cho sự tiêu hóa và hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng. nếu stress được ví như sự bốc hỏa thì cười được xem như ly nước mát xoa dịu sức nóng của nó.

Nghe nhạc

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nghe nhạc nhẹ giúp làm hạ huyết áp, nhịp tim, và sự lo âu. Bạn có thể nghe các bản thu âm thanh của thiên nhiên (tiếng sóng biển, tiếng chim hót, tiếng suối reo...) hay tập trung vào các giai điệu và nhạc cụ hoặc bạn có thể bật nhạc rock to hết cỡ và hát quên sầu!

Tập thể dục

Bạn không nhất thiết phải chạy để thể dục. Tất cả các loại thể dục, bao gồm yoga và đi bộ, có thể làm giảm trầm cảm và lo âu bằng cách giúp não bộ sản sinh ra các hormon gây phấn chấn, thêm vào đó, nó giúp cơ thể luyện tập đối đầu với stress. Bạn có thể đi dạo nhanh quanh khu nhà, đi vài tầng thang bộ, hoặc tập các bài kéo dãn cơ.

Học cách biết ơn

Bạn có thể viết một cuốn nhật kí biết ơn để ghi nhớ tất cả những điều tốt đẹp trong cuộc đời bạn. Cảm giác biết ơn sẽ xóa đi những ý nghĩ tiêu cực và lo âu. Bạn có thể viết về nụ cười của một đứa trẻ, một ngày nắng, hay về sức khỏe tốt của mình. Bạn có thể ăn mừng chiến thắng khi học được một kĩ năng mới, hay có thêm một thú vui mới. Mỗi khi căng thẳng, hãy dành ra vài phút đọc lại quyển sổ để cân bằng lại bản thân.

Phương Thu

((Theo Huffington Post, healthline))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tac-dong-xau-cua-stress-doi-voi-qua-trinh-lao-hoa-n153613.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY