Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tắc mạch phổi: Một cấp cứu tối khẩn

Tắc động mạch phổi (TĐMP) hay còn gọi là thuyên tắc mạch phổi, là hiện tượng tắc của ĐMP chính hoặc một trong các nhánh của nó.

Tắc động mạch phổi (tđmp) hay còn gọi là thuyên tắc mạch phổi, là hiện tượng tắc của đmp chính hoặc một trong các nhánh của nó. tđmp cấp là tình trạng cấp cứu đòi hỏi được chẩn đoán và điều trị kịp thời vì bệnh nhân có nguy cơ Tu vong cao nếu không được điều trị. chẩn đoán còn gặp nhiều khó khăn do các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thường quy không đặc hiệu.

Viêm tắc tĩnh mạch sâu là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

TĐMP là một biến chứng thường gặp của viêm tắc tĩnh mạch sâu, hơn 50% trường hợp TĐMP chụp tĩnh mạch có viêm tắc tĩnh mạch sâu. Các yếu tố nguy cơ có thể gặp là: bất động kéo dài, hậu phẫu trong vòng 3 tháng, tai biến mạch não, liệt nửa người, liệt 2 chân, tiền sử viêm tắc tĩnh mạch, ung thư, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm trong vòng 3 tháng, bệnh tim mạn tính, phụ nữ béo phì, hút Thu*c lá nhiều (trên 25 điếu/ngày) và tăng huyết áp.

Cần sự nhạy cảm của thầy Thu*c khi chẩn đoán bệnh

Với TĐMP nếu người thầy Thu*c không nghĩ đến thì không thể chẩn đoán được. Đứng trước bệnh nhân cấp cứu có biểu hiện khó thở, đau ngực kiểu màng phổi, ngất, tụt huyết áp mà không rõ nguyên nhân, có thể kèm theo các yếu tố nguy cơ của bệnh lý huyết khối-tắc mạch, người thầy Thu*c cần phải nghĩ đến và thực hiện quy trình chẩn đoán phù hợp tránh bỏ sót TĐMP - một bệnh lý có thể gây Tu vong cho bệnh nhân.

Một số biện pháp cần làm để tìm ra bệnh

Cùng với những biện pháp như điện tâm đồ, xquang tim phổi thì các biện pháp sau đây giúp phát hiện bệnh chính xác hơn như:

Siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới: Có thể được dùng để chẩn đoán gián tiếp trong các trường hợp nghi ngờ TĐMP, nếu phát hiện viêm tắc tĩnh mạch sâu thì điều trị như TĐMP cấp. Dương tính giả của siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới (3%) có thể dẫn đến điều trị chống đông không cần thiết cho bệnh nhân; 29% bệnh nhân TĐMP có viêm tắc tĩnh mạch sâu trên siêu âm Doppler có ép tĩnh mạch.

Chụp mạch phổi: được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tđmp cấp. chụp mạch phổi âm tính cho phép loại trừ tđmp, nguy cơ âm tính giả rất thấp. tỷ lệ Tu vong gây ra do chụp mạch phổi là 2%, tỷ lệ biến chứng khoảng 5%.

Chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc (chụp MsCT) phổi: Độ đặc hiệu cao, an toàn, nhanh chóng, chẩn đoán được các cấp cứu khác của lồng ngực. Kỹ thuật này cho độ nhạy 90% và độ đặc hiệu 95%.

Siêu âm tim: Các bất thường trên siêu âm tim có thể gặp như tăng kích thước thất phải, giảm chức năng thất phải, hở van ba lá. Nếu có rối loạn chức năng thất phải và huyết khối buồng thất phải trên siêu âm tim là yếu tố tiên lượng nặng của TĐMP. Tỷ lệ TĐMP ở bệnh nhân có huyết khối thất phải >35%, ngược lại, trong số các bệnh nhân TĐMP thì 4% có huyết khối thất phải. Siêu âm tim là một thăm dò nhanh phải làm trước khi dùng Thu*c tiêu sợi huyết.

Ngay lập tức hồi sức cấp cứu và có hướng xử trí kịp thời

Hồi sức: Cần ổn định bệnh nhân, thở oxy nồng độ cao, có thể thở máy qua NKQ. Truyền dịch natriclorua 0,9%, nếu truyền dịch mà không giúp cải thiện huyết động thì tiến hành cho Thu*c vận mạch.

Bất động: Với TĐMP thì bệnh nhân cần bất động tại chỗ 24-48 giờ.

Thu*c chống đông: Cho ngay Thu*c chống đông khi điểm Wells > 4 và không có nguy cơ chảy máu. Vì thực tế nếu không được điều trị, tỷ lệ Tu vong là 30% do tái phát, trong khi đó, Tu vong do chảy máu chỉ < 3%. Nguy cơ TĐMP tái phát 25% nếu liều chống đông không đủ) không đạt được ngưỡng điều trị trong 24 giờ đầu tiên.

Thu*c tiêu sợi huyết: Mặc dù còn chưa nhiều nghiên cứu đủ lớn khẳng định cải thiện tỷ lệ Tu vong do TĐMP nặng của Thu*c tiêu sợi huyết, tuy nhiên, giúp cải thiện về mặt huyết động và S*nh l* tuần hoàn, hầu hết các bác sĩ lâm sàng chấp nhận chỉ định dùng tiêu sợi huyết cho TĐMP nặng.

Phin lọc tĩnh mạch chủ dưới: Thiết bị giúp ngăn huyết khối di chuyển từ tĩnh mạch khung chậu hoặc tĩnh mạch chi dưới lên phổi. Chỉ định khi có chống chỉ định tuyệt đối với Thu*c chống đông; TĐMP tái phát mặc dù đã dùng Thu*c chống đông phù hợp; Biến chứng Thu*c chống đông. Biến chứng khi đặt phin lọc thường hiếm, tuy nhiên có thể gặp như: đặt sai vị trí, phin trôi, hoại tử và rách thành tĩnh mạch chủ dưới và tắc phin do huyết khối.

Lấy bỏ huyết khối (qua catheter hoặc phẫu thuật): Lấy huyết khối được cân nhắc khi TĐMP nặng có chỉ định tiêu sợi huyết nhưng thất bại hoặc chống chỉ định.

Kỹ thuật can thiệp nội mạch lấy huyết khối qua catheter bơm nước làm tan huyết khối dưới áp lực, hút ra ngoài, đòi hỏi catheter đủ lớn hoặc kỹ thuật khoan phá huyết khối rồi hút ra ngoài.

Mổ lấy huyết khối kinh điển là một đại phẫu thuật, làm ở trung tâm lớn đòi hỏi phẫu thuật viên có kinh nghiệm và tim phổi máy.

Các dấu hiệu cần phải nghĩ đến tắc động mạch phổi cấpNgười bệnh thường khó thở là dấu hiệu hay gặp nhất, ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc khi gắng sức, đau ngực kiểu màng phổi, ho, khó thở, đau bắp chân và đùi, sưng bắp chân và đùi... Các dấu hiệu khác: nhịp thở nhanh, nhịp tim nhanh, ran, rung thanh giảm, tĩnh mạch cổ nổi, trụy mạch (ít gặp). TĐMP nặng có dấu hiệu suy tim phải cấp như tăng áp lực tĩnh mạch cổ... Nhưng nói chung, các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, có thể gặp ở những bệnh nhân cấp cứu không có TĐMP. Có 2 loại TĐMP là cấp và mạn tính. TĐMP cấp tính điển hình thường biểu hiện triệu chứng rầm rộ sau khi các mạch phổi bị tắc. Ngược lại, TĐMP mạn có xu hướng phát triển triệu chứng một cách từ từ thường là khó thở tăng dần từ 2 tuần cho đến vài năm liên quan đến mức độ tăng áp ĐMP. Chẩn đoán TĐMP gặp nhiều khó khăn do triệu chứng lâm sàng thường thay đổi và không đặc hiệu, nhiều trường hợp chỉ được chẩn đoán khi mổ tử thi.

TS.BS. Hoàng Bùi Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/tac-mach-phoi-mot-cap-cuu-toi-khan-n127161.html)

Chủ đề liên quan:

hô hấp phổi tắc mạch phổi

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Thuốc giãn phế quản được dùng trong hai rối loạn hô hấp là hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Tuy nhiên, cần phải sử dụng thận trọng nhóm Thuốc này…
  • Khi bị dị ứng hô hấp bạn thường có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, viêm mũi hay bị dị ứng ngoài da với biểu hiện mày đay, ngứa... thì một trong những Thu*c để dùng để ứng phó với tình trạng này là alimemazin.
  • Chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất là yếu tố góp phần giúp giữ bình tĩnh, giảm bớt và chế ngự stress
  • Thời tiết thay đổi người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp…
  • Người cao tuổi mọi chức năng cơ thể đều suy giảm, trong đó sức đề kháng cũng giảm thì bệnh tật có thể tấn công dễ dàng,
  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
  • Người cao tuổi (NCT), mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm trong đó sức đề kháng cũng giảm đi thì mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng hơn, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virut, vi khuẩn, vi nấm).
  • Con tôi 2 tuổi nhưng bé thường xuyên bị ốm vặt như: ho, sổ mũi... khiến tôi rất lo lắng vì mỗi lần cháu ốm, uống Thu*c khỏi được vài hôm lại mắc lại.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY