Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tại sao buồng trứng bị viêm?

Viêm buồng trứng là do vi khuẩn, gây ra tình trạng dính buồng trứng, tắc ống dẫn trứng. Bệnh có thể dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị đúng cách.

Triệu chứng, biểu hiện của viêm buồng trứng

Viêm buồng trứng được chia làm 2 loại:

Viêm buồng trứng cấp tính

Thường là đau dữ dội vùng bụng dưới do buồng trứng bị viêm gây rối loạn kinh nguyệt.

Sốt, mệt mỏi kèm đau bụng dưới.

Khi kiểm tra phụ khoa, nắn vào phần phụ thấy sưng nề, đau rõ rệt, khí hư màu vàng.

Chán ăn và rối loạn tiêu hóa.

Viêm buồng trứng mạn tính

Viêm buồng trứng mạn tính có thể thấy đau bụng ở những mức độ khác nhau. Bụng dưới đau tức, lúc nặng lúc nhẹ, đặc biệt là khi mệt mỏi và trong kỳ kinh nguyệt. Lượng kinh nguyệt ra nhiều bất thường, máu kinh có màu đen, vón cục lớn đi kèm cảm giác đau nhức thắt lưng, vùng chậu.

Kèm theo khí hư ra nhiều, có màu và mùi bất thường

Khi khám phụ khoa sẽ thấy đau, kiểm tra phần phụ đôi khi có thể sờ thấy những khối sưng nề, ấn vào người bệnh bị đau. Thông thường, khi siêu âm sẽ không thấy những dấu hiệu bất thường nào. Trừ khi có hiện tượng tượng tích nước trong ống dẫn trứng hoặc khi đã hình thành u nang trong ống dẫn trứng và buồng trứng.

Sốt cao đi kèm với tình trạng mệt mỏi thậm chí có thể kèm co giật.

Hình ảnh buồng trứng bình thường và buồng trứng bị viêm.

Nguyên nhân gây viêm buồng trứng

Bệnh viêm buồng trứng được xác định do vi khuẩn gây nên. Thông thường, vùng *m đ*o của nữ giới có rất nhiều vi khuẩn, tuy nhiên môi trường pH ổn định trong *m đ*o, duy trì hiện trạng cân bằng sinh thái vi sinh.

Có 6 nguyên nhân chính gây bệnh viêm buồng trứng

Đặt vòng Tr*nh th*i không được làm chuyên nghiệp, hoặc sau khi tiểu phẫu bệnh nhân không chú ý vệ sinh cẩn thận dẫn đến mắc bệnh. Dần dần bệnh lây lan sang buồng trứng, gây viêm buồng trứng.

Phụ nữ nạo hút thai, điều trị bệnh cổ tử cung, tại cơ sở y tế không đạt chất lượng. Dụng cụ y tế không được khử trùng triệt để. Hoặc sau khi hậu phẫu, không uống Thu*c tiêu viêm triệt để.

Phụ nữ không chú ý vệ sinh khi đến kỳ kinh nguyệt, hoặc quan hệ T*nh d*c khi đang có kinh, hoặc quan hệ T*nh d*c không lành mạnh.

Phụ nữ mang thai, hoặc sau khi Ph* thai, sức đề kháng suy giảm, nếu như không chú ý vệ sinh V*ng k*n cẩn thận, dễ bị viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng, kế đó sẽ lan viêm sang vùng chậu.

Khi vùng chậu, hoặc vùng phụ cận ống dẫn trứng bị viêm, sẽ rất dễ dàng lây viêm sang ống dẫn trứng, viêm buồng trứng, viêm vùng chậu;

Bị lây bệnh T*nh d*c, đầu tiên bệnh ở trên niêm mạc, sau đó sẽ lan đến ống dẫn trứng, buồng trứng, gây viêm ở vùng này.

Chị em nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần.

Phòng ngừa viêm buồng trứng

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Để phòng bệnh viêm buồng trứng, điều quan trọng là cần giữ vệ sinh bộ phận Sinh d*c đúng cách . Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt và quan hệ T*nh d*c. Tránh quan hệ T*nh d*c quá sớm, sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ T*nh d*c, không lạm dụng các loại Thu*c Tr*nh th*i. Giữ tâm lý thoải mái, ăn uống và tập thể dục khoa học giúp nâng cao sức đề kháng. Nên đi khám phụ khoa định kỳ. Khi thấy có các triệu chứng: đau vùng bụng dưới, ra khí hư nhiều có mùi hôi, rối loạn kinh nguyệt… cần đi khám sớm và điều trị kịp thời.

Theo SK&ĐS

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/tai-sao-buong-trung-bi-viem-20210812085943054.htm)
Từ khóa: dân số

Chủ đề liên quan:

dân số

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY