Khoa học hôm nay

Tại sao muỗi vằn ngày càng thích hút máu người?

Một nghiên cứu mới cho thấy khẩu vị của chúng đã có sự thay đổi, chúng ngày càng thích hút máu người và việc này đồng nghĩa với tăng khả năng truyền bệnh.

Lâu nay, muỗi vằn (aedes aegypti) nổi tiếng là chuyên hút máu người và lây truyền bệnh sốt xuất huyết, zika và các loại virus. nhưng ở "quê hương" của chúng là châu phi, hầu hết muỗi vằn thích hút máu các động vật khác, chẳng hạn như khỉ và loài gặm nhấm. tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy khẩu vị của chúng đã có sự thay đổi, chúng ngày càng thích hút máu người và việc này đồng nghĩa với tăng khả năng truyền bệnh.

Muỗi vằn (Aedes aegypti)

Bằng cách khảo sát phạm vi đốt của muỗi vằn trên khắp châu phi, nghiên cứu cho thấy rằng quần thể muỗi ở các khu vực khô hạn và đông đúc ưa thích hút máu người nhiều hơn. với tình trạng biến đổi khí hậu và đô thị hóa ngày càng tăng sẽ khiến điều này trở nên phổ biến hơn, mặc dù không phải ở đâu cũng vậy.

"Nghiên cứu này rất có ý nghĩa bởi vì chúng ta càng hiểu rõ hơn về nơi nào và tại sao muỗi thích đốt con người, chúng ta sẽ được trang bị tốt hơn để dự đoán và giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh" - theo ông Law Lawzzak, một nhà di truyền học tiến hóa tại Viện Wellcome Sanger nói.

Noah rose, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ làm việc với carolyn mcbride tại đại học princeton và các đồng nghiệp châu phi đã thu thập trứng của muỗi vằn từ 27 địa điểm ở hạ sahara, từ thảo nguyên khô cằn đến rừng rậm ẩm ướt và những nơi có số lượng cư dân khác nhau. rose đã sử dụng những quả trứng đó để cho nở trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm sở thích hút máu của bầy muỗi con. được đặt trong một hộp nhựa có hai ống nhô ra, nhóm 100 con muỗi có thể tùy chọn hướng bay xuống một ống có cẳng tay rose ở đầu hoặc ống kia hướng về một con chuột lang. có một màn chắn ngăn muỗi đốt hai mục tiêu trên.

Ông cũng giải trình tự bộ gen của 389 con muỗi để xem những sở thích hút máu có liên quan như thế nào. anna cohuet, một nhà côn trùng học y tế tại viện nghiên cứu quốc gia pháp về phát triển bền vững ở montpellier, người không liên quan đến nghiên cứu này đánh giá đây là một khối lượng công việc khổng lồ.

Trong báo cáo mà rose và các đồng nghiệp đưa ra tại hội thảo biology of genomes, tổ chức trực tuyến vào tuần trước và trong một bản thảo sơ bộ hồi tháng hai, thì muỗi có sở thích khác nhau, nhất quán đối với lợn hoặc chuột lang tùy thuộc vào nơi chúng được thu thập. nhóm nghiên cứu phát hiện muỗi có nguồn gốc từ các khu rừng châu phi thích hút máu chuột lang. những con từ khu vực sahel, vành đai bán khô hạn phía nam sahara, luôn luôn thích hút máu người hơn cả.

Đối với phần còn lại, nếu mối quan hệ họ hàng của chúng với những con muỗi đến từ vùng Sahel càng gần, chúng càng có ưa thích việc cắn người. (Muỗi Sahel lây lan sang châu Mỹ từ hàng trăm năm trước cùng với việc buôn bán nô lệ.)

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mật độ dân số liên quan tới khẩu vị của muỗi vằn. người càng đông chúng càng hút máu nhiều hơn, cohuet giải thích. tuy nhiên, đây không phải là lời giải thích đầy đủ, bởi vì muỗi còn được thu thập từ một số thị trấn vắng vẻ. thay vào đó, khí hậu khô và nóng hầu hết thời gian trong năm, chỉ với một mùa mưa ngắn ngủi ở sahel, dường như đã khiến muỗi hút máu người nhiều hơn. ở những nơi đó, theo rose, việc sinh sản của những con muỗi dường như trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào những vũng nước đọng mà người dân để lại hoặc bị mắc kẹt trong các lốp xe.

"như vậy, nếu tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở những khu vực khô hạn này, loài muỗi chuyên hút máu người sẽ sinh sôi nảy nở dữ dội", elaine ostrander, nhà di truyền học tại viện nghiên cứu bộ gen người quốc gia cho biết. khả năng lây truyền bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác liên quan đến muỗi vằn khiến ostrander lo lắng. "đó sẽ là điều vô cùng khủng khiếp", bà nói.

1

Theo Ngân Anh/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/tai-sao-muoi-van-aedes-aegypti-ngay-cang-thich-hut-mau-nguoi-642489.html

Theo Ngân Anh/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/tai-sao-muoi-van-ngay-cang-thich-hut-mau-nguoi/20210208035605862)

Tin cùng nội dung

  • Mới đây, BVĐK tỉnh Bình Định tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng (46 tuổi) bị côn trùng lạ bay vào tai trái. Tại đây, các bác sĩ đã nhanh chóng nội soi, gắp ra.
  • Nếu can thiệp đúng và sớm ngay sau khi bị côn trùng đốt sẽ hạn chế được những biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra.
  • Nhỏ oxy già hoặc nước ấm ngay sau khi bị côn trùng chui vào tai có thể giúp lấy được chúng ra khỏi tai.
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY