Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Tại sao trẻ con được khuyên không nên đến chùa? Nếu trẻ đi chùa vào dịp Tết cần chú ý những gì?

Mặc dù chùa chiền là nơi không thích hợp để dẫn trẻ tới nhưng trong dịp Tết như thế này, nếu trẻ được dẫn tới chùa, bố mẹ cần chú ý một số điều để đảm bảo an toàn cho con mình.

Đi chùa vào ngày đầu năm mới từ lâu đã là một phong tục không thể thiếu vào dịp Tết. Ở nơi có nhiều hương khói, đông người như đền thờ, chùa chiền, trẻ con thường được khuyên không nên tới. Thế nhưng vào dịp Tết, một số gia đình vẫn muốn đưa con mình đến chùa để xin lộc đầu năm. Vậy trẻ đi chùa cần chú ý gì?

Tại sao trẻ con được khuyên không nên đến chùa?

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều bố mẹ được khuyên rằng, không nên dẫn trẻ đến chùa, đặc biệt vào những dịp như lễ Tết. Sau đây là những lý do bố mẹ có thể suy ngẫm:

- Chùa chiền là nơi tôn nghiêm, yên tĩnh, trong khi đó trẻ con thường ồn ào, chạy nhảy lung tung, rất dễ gây ra những rắc rối không đáng có. Nếu trẻ còn quá nhỏ, việc cho trẻ bú mẹ ở chùa rất bất tiện.

- Trong chùa thờ rất nhiều tượng Phật, nếu trẻ nghịch ngợm sẽ được cho là bất kính với thần thánh. Một số người già cho rằng, nếu trẻ nhỏ phá phách trong chùa sẽ khiến các vị thần tức giận và bị trừng phạt. Đây là một trong những lý do người ta tin rằng, trẻ dễ bị ốm sau khi đi lễ chùa.

Vì sao trẻ con được khuyên không nên đến chùa? (Ảnh minh họa)

- Vào dịp Tết, chùa rất đông người, hương khói mù mịt, kẻ ra người vào tấp nập, việc dẫn theo một đứa trẻ tới chỗ như thế này hoàn toàn không tốt cho chúng. Khi trẻ hít phải nhiều khí thải, chúng có thể bị nhiễm bệnh.

- Mặc dù chùa là nơi trang nghiêm, thờ Phật nhưng có nhiều vị thần, bồ tát có vẻ ngoài dữ tợn. Khi trẻ nhìn thấy những bức tượng này, chúng có thể sợ hãi và bị ám ảnh, đêm về dễ gặp ác mộng.

- Một số ngôi chùa tọa lạc ở nơi hẻo lánh, sự thay đổi thời tiết là điều khó tránh khỏi. Sức đề kháng của trẻ con kém, việc bị bố mẹ đưa đến những nơi lạnh lẽo và di chuyển một đoạn đường dài dễ tới tình trạng kiệt sức, đau ốm, sốt.

Khi đưa trẻ đi chùa cần chú ý gì?

Trong một số trường hợp khó tránh khỏi, bố mẹ không còn lựa chọn nào khác nên buộc phải dẫn theo con cái đến chùa. Lúc này, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra như trẻ bị ốm, bố mẹ nên chú ý 8 điều sau:

Trẻ đi chùa cần chú ý gì? (Ảnh minh họa)

1. Dặn dò trẻ không được gây ồn ào, không chạy nhảy lung tung, không tùy tiện chạm vào các nhà sư, tượng Phật trong chùa.

2. Quan sát và đảm bảo trẻ luôn trong tầm mắt của người lớn. Bố mẹ có thể đưa trẻ đến chùa vào những ngày hoặc giờ thưa thớt người, tránh đưa đến ngay ngày mồng 1 Tết vì lúc này số lượng người đi lễ chùa rất đông.

3. Không nên để trẻ ăn mặc quá lòe loẹt, nổi bật, thu hút sự chú ý của người khác.

4. Bố mẹ nên đeo một số vật phẩm xua đuổi tà ma, phù hộ sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ.

5. Chọn ngày đi chùa có thời tiết đẹp, ít người, tốt nhất nên đi lúc sáng sớm, tránh giờ cao điểm.

6. Khi trẻ có những thắc mắc, bố mẹ nên trả lời thật lòng, đừng lừa dối. Một đứa trẻ có đức tin trong lòng là một điều tốt, còn mê tín dị đoan là điều xấu.

7. Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường về thể chất, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con mình rời đi.

8. Trẻ quá nhỏ không thích hợp đưa đi chơi, càng không thích hợp đưa đi chùa. Trẻ trên 7 tuổi có thể được bố mẹ đưa đi chùa nhưng cần người lớn nắm tay và luôn đảm bảo trong tầm mắt của mình.

Để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho con mình, đặc biệt trong mùa dịch hiện nay, bố mẹ tốt nhất nên hạn chế đưa con mình đến những nơi đông người như chùa chiền.

T/H

https://afamily.vn/tai-sao-tre-con-duoc-khuyen-khong-nen-den-chua-neu-tre-di-chua-vao-dip-tet-can-chu-y-nhung-gi-20220131112352966.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/tai-sao-tre-con-duoc-khuyen-khong-nen-den-chua-neu-tre-di-chua-vao-dip-tet-can-chu-y-nhung-gi-20220131112352966.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người thường than phiền về tình trạng ậm ạch, khó tiêu sau khi ăn, nhất là trong dịp Tết đến xuân về. Hội chứng này thường là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau liên quan đến đường tiêu hóa.
  • Nhiều người thường than phiền về tình trạng ậm ạch, khó tiêu sau khi ăn, nhất là trong dịp Tết đến xuân về. Hội chứng này thường là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau liên quan đến đường tiêu hóa.
  • Ngày Tết, các gia đình thường chuẩn bị chu đáo rất nhiều đồ ăn, thức uống như các loại thực phẩm, bánh, mứt, kẹo…
  • Cứ mỗi dịp Tết đến vuân về, ngoài việc chuẩn bị vật chất, trang trí nhà, mua hoa, cây cảnh thì mỗi gia đình nên chuẩn bị một số Thuốc thông dụng cho các thành viên, đặc biệt là trẻ em.
  • Mang bầu gần tới tháng sinh nhưng đêm qua Linh phải đi taxi đến quán nhậu đón chồng xỉn vì liên hoan tất niên. Chị than nhà cần dọn, việc Tết chưa xong mà chồng suốt ngày nhậu.
  • Xưa Tết cổ truyền có hàng loạt điều kiêng kị để không bị “rông” cả năm. Tùy từng vùng miền mà có kiêng kị khác nhau, nhưng xã hội ngày càng phát triển nên tới nay có cái còn, có cái đã mai một.
  • Mỗi độ Tết đến nhà nhà người người lại đổ xô đi mua sắm, làm đẹp, tân trang nhà cửa… Từ những nhu cầu đó lại phát sinh ra nhiều công việc “hái ra tiền” chỉ có trong dịp này.
  • Khi bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện: đau bụng, tiêu chảy, có thể có máu, nôn mửa, nhức đầu và sốt nhẹ.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY