Kinh tế xã hội hôm nay

Tạm lắng những lo âu, xin gửi lời cảm ơn tới các y, bác sĩ: Mộc mạc, đơn sơ nhưng là cả tấm lòng

Lời thề Hippocrates khi mới vào nghề đã giúp các y, bác sĩ vượt lên mọi lo lắng, hoang mang để trở thành lá chắn vững chãi trước đại dịch. Cảm ơn các anh, chị thật nhiều.

Tính đến ngày 29/4, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19, không có ca lây nhiễm trong cộng đồng kể từ 16/4. Tổng số trường hợp được điều trị khỏi bệnh, ra viện là 222, còn lại 48 người đang điều trị tại 8 cơ sở khám chữa bệnh. Đây là một kết quả lạc quan đáng biểu dương của nước ta sau 1 chặng đường dài căng mình chống dịch. Từ quốc tế, tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 27-4 gửi lời cảm ơn sự hỗ trợ của Việt Nam trong việc chống lại COVID-19: "Cảm ơn #ViệtNam vì đóng góp của các bạn vào công cuộc phản ứng lại đại dịch #Covid19 toàn cầu. Hãy cùng chung tay!", ông Tedros viết.

Để có được những con số khiến ta thở phào ấy là cả một sự cố gắng, nỗ lực, phối hợp toàn diện, đồng bộ từ các cơ quan ban ngành, các tổ chức đến người dân. Trong đó, không thể không nhắc tới sự hy sinh quên mình của những y, bác sĩ - những chiến sĩ quả cảm trong màu áo blouse trắng.

Tạm lắng những lo âu, xin gửi lời cảm ơn tới các y, bác sĩ: Mộc mạc, đơn sơ nhưng là cả tấm lòng - Ảnh 1.

Ngày 23/1/2020 (29 Tết Canh Tý), Việt Nam có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên. Kể từ thời điểm đó, hơn 3 tháng ròng rã, chưa khi nào các y, bác sĩ của chúng ta được phép nghỉ ngơi. Hiểm nguy là điều tất yếu, nhất là khi chúng ta chưa có đầy đủ thông tin, dữ liệu về virus. Chẳng ai biết điều gì đang chờ đợi ở phía trước, cũng chẳng ai biết tình trạng này sẽ kéo dài đến bao giờ. Họ cứ làm đã! Vì Tổ quốc đang cần.

Tạm lắng những lo âu, xin gửi lời cảm ơn tới các y, bác sĩ: Mộc mạc, đơn sơ nhưng là cả tấm lòng - Ảnh 2.

Mỗi ngày, các y bác sĩ của chúng ta phải tiếp nhận hàng chục hồ sơ bệnh án, thăm khám, theo dõi sức khỏe của từng người, chưa tính đến việc phải trả lời hàng trăm thắc mắc từ bệnh nhân và người thuộc diện cách ly. Trong những ngày cao điểm khi phải tiếp nhận 30-40 người thuộc diện F1, F2, phải làm xuyên đêm để lấy mẫu bệnh phẩm, phân loại, làm hồ sơ, xếp phòng điều trị.... Họ vẫn cố gắng nở nụ cười, điềm tĩnh và kiên nhẫn với từng bệnh nhân dẫu đã mệt mỏi, thiếu ngủ, quá tải nhiều ngày. Lại một lần nữa, họ cứ làm đã! Vì bệnh nhân đang cần.

Tạm lắng những lo âu, xin gửi lời cảm ơn tới các y, bác sĩ: Mộc mạc, đơn sơ nhưng là cả tấm lòng - Ảnh 3.

Để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo, các cán bộ, y bác sĩ phải mặc đồ bảo hộ suốt cả ngày. Trong giai đoạn đầu, khi hệ thống sản xuất chưa thể cung ứng đủ vật tư y tế, các y bác sĩ đã phải san sẻ cho nhau từng chiếc khẩu trang, từng bộ đồ, hạn chế đi vệ sinh, ăn uống để tránh lãng phí thiết bị. Cảm giác bức bí cùng những vết hằn của khẩu trang, mũ, cổ áo in sâu lên cơ thể có lẽ sẽ là những lời giãi bày chân thật nhất về sự khốc liệt của bệnh tật.

Tạm lắng những lo âu, xin gửi lời cảm ơn tới các y, bác sĩ: Mộc mạc, đơn sơ nhưng là cả tấm lòng - Ảnh 4.

Chống dịch như chống giặc - Bước vào cuộc chiến, ai cũng hiểu điều đó. Thế nên cảnh mẹ nhớ con, chồng nhớ vợ là điều buộc phải chấp nhận. Lo lắng, bất an hòa cùng với thương nhớ nhưng tất cả chỉ dám gói gọn vào 1 lời nhắn: Hẹn gặp nhau khi hết dịch. Vì sự an toàn cho gia đình, người thân, họ buộc phải nén lại những cảm xúc hết sức đời thường để chăm lo cho người bệnh một cách chu toàn nhất.

Tạm lắng những lo âu, xin gửi lời cảm ơn tới các y, bác sĩ: Mộc mạc, đơn sơ nhưng là cả tấm lòng - Ảnh 5.

Nhưng điều đặc biệt nhất khiến các y, bác sĩ nhớ về không phải là những khó khăn mà là ánh mắt hạnh phúc, nụ cười rạng rỡ và những lời chào tạm biệt của bệnh nhân khỏi bệnh. Những giọt nước mắt vui sướng của các bác sĩ khi chữa khỏi cho bệnh nhân là minh chứng sống động nhất cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của họ. Lời thề Hippocrates khi mới vào nghề đã giúp các y, bác sĩ vượt lên mọi lo lắng, hoang mang để trở thành lá chắn vững chãi trước đại dịch. Cảm ơn các anh, chị thật nhiều.

Hiểu được những khó khăn, vất vả của các y, bác sĩ, những lời cảm ơn đã được cộng đồng lan tỏa trong suốt thời gian qua với nhiều hình thức khác nhau. Từ ngày 16/4 đến ngày 20/4, nhãn hàng Nescafé thuộc công ty Nestlé Việt Nam trao tặng 36.000 lon cà phê Espressoda đến hơn 6.000 y bác sĩ đang công tác tại 6 bệnh viện ở Hà Nội và TP HCM, gồm: bệnh viện Nhiệt Đới, bệnh viện Gia Định, bệnh viện 115, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện 103 và bệnh viện đa khoa Hà Đông. Trong đó, tại bệnh viện Việt Đức và bệnh viện Nhiệt Đới, đơn vị đặt thêm các tủ lạnh làm mát, thường xuyên cung cấp các sản phẩm thức uống năng lượng cà phê mát lạnh, tiếp thêm năng lượng tỉnh táo cho các bác sĩ, y tá, điều dưỡng và nhân viên đang ngày đêm công tác tại đây.

Tạm lắng những lo âu, xin gửi lời cảm ơn tới các y, bác sĩ: Mộc mạc, đơn sơ nhưng là cả tấm lòng - Ảnh 6.

Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam khẳng định: "Chúng tôi vô cùng cảm kích trước sự tận tâm, trách nhiệm và sự hy sinh lớn lao của cán bộ, y bác sĩ, những người đã không quản ngày đêm hy sinh và chịu đựng những rủi ro trong công tác phòng chống dịch. Hy vọng món quà nhỏ bé này sẽ kịp thời tiếp thêm nguồn năng lượng, giúp các bác sĩ luôn tỉnh táo và tập trung khi phải làm việc liên tục trong khoảng thời gian dài chăm sóc và điều trị bệnh nhân Covid-19".

Sự kiện tặng quà cho các y, bác sĩ nằm trong "Nestlé Care" - chương trình hỗ trợ các cán bộ làm công tác tuyến đầu chống COVID-19 được thực hiện liên tục từ giữa tháng 3 với quà tặng hỗ trợ là1.6 triệu sản phẩm dinh dưỡng cùng khẩu trang y tế với tổng trị giá lên tới 12 tỷ đồng.

Thức uống năng lượng cafe Nescafé Espressoda là sản phẩm mới nhất của Nescafé, với sự kết hợp giữa cà phê nguyên chất và soda mát lạnh, bổ sung gấp đôi lượng caffeine tự nhiên (so với cà phê đen uống liền Nescafe Café Việt) giúp bổ sung năng lượng, tăng thêm tỉnh táo.

Theo Trí Thức Trẻ

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/tam-lang-nhung-lo-au-xin-gui-loi-cam-on-toi-cac-y-bac-si-moc-mac-don-so-nhung-la-ca-tam-long-2020043020524509.chn)

Tin cùng nội dung

  • Chiều ngày 3/4, ông Hồ Văn Trường (sinh năm 1966, trú tại xã Quỳnh Trang, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) đã Tu vong sau khi đến cửa hàng Thu*c tây của dược sĩ Nguyễn Đình Vinh để tiêm Thu*c chữa hen suyễn, tức ngực.
  • Với vai trò là một trong những trung tâm đào tạo lớn nhất Việt Nam, mỗi năm BV Bạch Mai cung cấp chương trình đào tạo nguồn cho gần 2.000 y bác sĩ trên khắp cả nước.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Từ rất lâu dị ứng, phản ứng và sốc phản vệ đã trở thành nỗi ám ảnh của các bác sĩ.
  • Mẹ tôi bị bệnh bạch cầu tủy, mới phát hiện bạch cầu và tiểu cầu tăng cao, như vậy có nguy hiểm không?
  • Tôi và em có một sợi dây vô hình kết nối với nhau hơn 5 năm. Tôi không chỉ dùng Thu*c mà còn dùng tình cảm của một người thầy Thu*c để hóa giải dần chứng bệnh của em.
  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY