Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Tầm soát ung thư – diệt trừ bệnh từ “trứng nước”

Với tỷ lệ ung thư đang gia tăng chóng mặt như hiện nay, tầm soát ung thư được coi là cách duy nhất và tốt nhất giúp diệt trừ ung thư từ giai đoạn mầm mống – khi người bệnh chưa có bất cứ triệu chứng nào.
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 110.000 trường hợp mắc ung thư mới và hơn 73% trong số đó Tu vong. Với con số này, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ Tu vong do ung thư cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nếu như mỗi người dân hiểu được tầm quan trọng của tầm soát ung thư và thăm khám định kỳ, tỷ lệ này có thể giảm đi rất nhiều.

tầm soát ung thư là gì?

tầm soát ung thư là thực hiện các xét nghiệm đặc biệt nhằm phát hiện sớm ung thư. Tại sao nói tầm soát ung thư là diệt trừ bệnh từ “trứng nước”? Lý do là bởi, phương pháp này giúp phát hiện mầm mống ung thư từ rất sớm, khi chưa có bất cứ triệu chứng nào. Nhờ đó, việc điều trị trở nên dễ dàng, ít tốn kém và mang lại hiệu quả cao hơn. Ngược lại, phát hiện muộn, cơ hội sống của người bệnh là khá mong manh.

tầm soát ung thư là khám những gì?

Khám lâm sàng và hỏi bệnh sử: Bác sĩ sẽ kiểm tra về các dấu hiệu chung về sức khỏe người bệnh, chẳng hạn như khối u hoặc dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, tiền sử bệnh gia đình hoặc cá nhân, các phương pháp điều trị đã từng thực hiện cũng là những yếu tố cần xem xét trước khi tầm soát ung thư.

Xét nghiệm: bao gồm các xét nghiệm mẫu mô, máu, nước tiểu, hoặc các chất khác trong cơ thể.

Chẩn đoán hình ảnh: Các chẩn đoán hình ảnh giúp hiển thị hình ảnh của các khu vực bên trong cơ thể. Các chẩn đoán hình ảnh thường sử dụng trong chẩn đoán ung thư là nội soi, siêu âm, chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI, chụp PET, vv…

Xét nghiệm di truyền: Các xét nghiệm nhằm tìm kiếm một số gen đột biến (thay đổi gen) có liên quan tới một số bệnh ung thư.

Sinh thiết: Trong quá trình thăm khám, nếu phát hiện khối u hoặc khu vực bất thường, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết để lấy 1 số mẫu mô tại đó để kiểm tra và phân tích dưới kính hiển vi, xem có chứa tế bào ung thư hay không. Đây là bước cuối cùng để xác định ung thư. Nếu kết quả là ung thư, người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác để chẩn đoán, đánh giá giai đoạn và mức độ lan rộng, qua đó bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Các bệnh ung thư nhất định cần tầm soát định kỳ

Ung thư vú: Đây là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ, và có tỷ lệ Tu vong rất cao. Các chuyên gia khuyến cáo nữ giới nên chụp X-quang tuyến vú mỗi năm 1 lần để phát hiện bệnh sớm, có thể điều trị khỏi bệnh hơn 90%.

Ung thư cổ tử cung: Đây cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc và Tu vong cao. Nữ giới đã quan hệ T*nh d*c nên làm các xét nghiệm sàng lọc như Pap, HPV để phát hiện sớm các bất thường ở cổ tử cung.

Ung thư đại trực tràng: Nam, nữ trên 40 tuổi nên tầm soát ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, người có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc có các yếu tố nguy cơ khác như bị viêm loét đại tràng, hội chứng đa polyp,… nên tầm soát sớm hơn. Một số xét nghiệm được sử dụng để tầm soát ung thư đại trực tràng, bao gồm nội soi, soi đại tràng sigma, xét ​​nghiệm máu trong phân, vv….

Ung thư dạ dày: Đây là bệnh ung thư đường tiêu hóa rất nguy hiểm, nhưng có thể phát hiện sớm bằng phương pháp nội soi thực quản – dạ dày. Nam, nữ trên 40 tuổi hoặc bị viêm dạ dày mạn tính, có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày nên nội soi dạ dày định kỳ.

Ung thư phổi: chụp CT liều thấp có thể giúp phát hiện sớm ung thư phổi, đặc biệt cần thiết với những người hút Thu*c lá trong nhiều năm, người trên 40 tuổi, người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi…

Ung thư tuyến tiền liệt: Nam giới từ 40 tuổi trở lên nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. Một số phương pháp giúp phát hiện bệnh sớm như xét nghiệm PSA, thăm khám trực tràng…

Hiện nay, người dân có thể dễ dàng tầm soát ung thư ở các bệnh viện để đảm bảo sức khoẻ cho mình như: Bệnh viện ĐKQT Thu cúc, Bệnh viện Đai học Y, Bệnh viện 108.....

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/bhyt/tam-soat-ung-thu-diet-tru-benh-tu-trung-nuoc-20180420092828426.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY