Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Tâm sự của người làm việc tại nhà trong 3 năm: Có đến 7 sai lầm tôi ước mình đã không phạm phải

Hãy cùng đến với câu chuyện của Maria - một tác giả trên Bright Side và đã làm việc tại nhà trong hơn 3 năm. Mới đây, cô đã chia sẻ về những sai lầm mình đã mắc phải, cùng cách để công việc tại gia trở nên suôn sẻ và hiệu quả hơn.

Ở nhà vẫn làm được việc? Hẳn đây là cuộc sống mơ ước của rất nhiều người. Theo một nghiên cứu từ Trung Quốc vào năm 2013, những người được có mức độ hài lòng và năng suất cao hơn so với đồng nghiệp tại công ty.

Tuy nhiên, thứ gì cũng có mặt trái, bởi họ cũng sẽ cảm thấy cô đơn, tách biệt xã hội, và dần dần trở nên khó hòa nhập với cộng đồng. Hơn nữa, nếu không thực hiện đúng cách, năng suất làm việc không những chẳng được cao hơn, mà còn có thể kém hiệu quả hơn rất nhiều.

Hãy cùng đến với câu chuyện của Maria - tác giả của Bright Side và đã trong hơn 3 năm. Mới đây, cô đã chia sẻ về những sai lầm mình đã mắc phải, cùng cách để công việc tại gia trở nên suôn sẻ và hiệu quả hơn.

1. Không chịu ăn mặc tử tế

Một trong những lợi ích khi làm việc tại gia là bạn muốn mặc cái gì cũng được, kể cả... không mặc gì. Tuy nhiên dần dần, Maria nhận ra nếu ngày nào cũng mặc thoải mái như cuối tuần, thì khi cuối tuần thực sự đến bạn sẽ chẳng thấy khác biệt gì nữa.

"Khoa học chứng minh rằng quần áo ta mặc có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, năng lượng, thậm chí cả cách tư duy nữa. Việc mặc một bộ đồ ngủ có thể tạo cho bạn cảm giác lười biếng, quá thoải mái và mất động lực làm việc," - Maria chia sẻ.

Maria cho biết, não bộ rất nhạy cảm với thói quen, và việc mặc quần áo chỉnh tề khi làm việc sẽ giúp nó tách biệt được công việc và lúc nghỉ ngơi - ngay cả khi nguyên ngày bạn chỉ ở trong nhà. Sự tách biệt này sẽ cho bạn động lực làm việc một cách hiệu quả và quy củ hơn.

2. Làm việc tùy hứng và không theo giờ giấc

Làm việc tại nhà, có một lợi thế là bạn thích làm việc lúc nào cũng được. Bạn được quyền thức đến 4h sáng, sáng ngủ muộn một chút, ăn uống phủ phê mà chẳng ai quan tâm - miễn là đảm bảo công việc hoàn thành. Tuy nhiên, cũng chính vì điểm này mà công việc của bạn rất dễ xao nhãng, thiếu hiệu quả, thậm chí cùng một việc mà làm rất lâu mới có thể xong.

Theo Maria thì khi làm việc tại nhà, những thói quen thường nhật dễ dàng bị phá vỡ. Có điều việc tuân theo một thời gian biểu chuẩn chỉnh - bao gồm cả ăn, ngủ và tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe, mà còn đảm bảo cho thành công của bạn nữa. Hãy tạo ra một thời gian biểu hợp lý và làm theo nó, để vừa có thể linh hoạt về thời gian, vừa đảm bảo sức khỏe không bị tổn hại.

3. Không chia sẻ với người thân về công việc của mình

Có một tình huống rất hay xảy ra với người làm việc tại nhà, đó là gia đình, người thân, bạn bè... thường không mấy coi trọng nó. Ở nhà nghĩa là chẳng làm gì - ai cũng nghĩ vậy, bất kể bạn có đang cày như... "ch*t đi sống lại" để kịp thời hạn nộp báo cáo đi chăng nữa.

Dĩ nhiên khi đã không coi đó là công việc đúng nghĩa, họ sẵn sàng rủ bạn đi chơi, nhờ bạn dọn dẹp và ti tỉ việc khác nữa. Nếu chiều theo, bạn có thể phải làm đến nửa đêm cũng chưa xong công việc của chính mình.

Theo Maria, muốn làm việc tại gia một cách "yên ổn", hay chia sẻ thật với gia đình và bạn bè về công việc của mình. Công việc là công việc, có thời hạn và đánh giá từ cấp trên nên bạn cần hoàn thành nó sao cho không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

4. Lẫn lộn thời gian cho cá nhân và công việc

Một nhược điểm cực lớn khi làm việc tại nhà, đó là bạn có thể sẽ thấy công việc diễn ra liên tục và cực kỳ mệt mỏi, dù thực chất không làm quá nhiều, thậm chí còn nghỉ giữa giờ rất nhiều lần.

Theo trải nghiệm của Maria, nguyên do là vì cô không phân biệt được thời gian cho bản thân và công việc. Cô kiểm tra email trong lúc ăn sáng, khi nghỉ ngơi vẫn đọc tin nhắn công việc, dù bản thân thừa hiểu chẳng có gì gấp gáp cả.

Trên thực tế thì khi đã làm việc tại gia, cuộc sống cá nhân và công việc chắc chắn sẽ bị trộn lẫn, nhưng bạn sẽ phải tìm cách tách biệt cả hai. Hãy tập thói quen ngừng suy nghĩ về công việc khi đã quyết định dừng làm, và nghỉ ngơi cho đúng mục đích.

5. Coi nhẹ việc tập luyện

Dân văn phòng, dù mang tiếng là công việc "lười vận động" nhất nhưng trung bình cũng phải đi 6886 bước/ngày - theo một nghiên cứu vào năm 2016. Mà số bước ấy xét ra cũng chưa đủ để họ đảm bảo cho sức khỏe đâu, thế nhưng khi làm việc tại nhà, bạn thậm chí không thể đạt nổi số bước chân ấy cơ.

Maria đã có trải nghiệm như vậy. Cô có thể ngồi lỳ trên ghế hàng giờ, chỉ di chuyển từ bàn ra... bếp để ăn, rồi quay lại thôi. Dần dần, cô cảm thấy như vậy rất có hại cho sức khỏe, nên đặt ra thời gian biểu chạy bộ 1 - 2 lần mỗi ngày quanh khu chung cư đang sống. Vào những ngày không muốn ra ngoài, cô cũng cố gắng tập thể dục tại nhà - thông qua các video trên YouTube.

6. Thiếu sự đổi mới

Làm việc tại nhà cũng giống như văn phòng, bạn có thể rơi vào cảm giác nhàm chán, mỗi ngày lặp đi lặp lại, không có gì khác biệt.

Nhưng khác ở chỗ, làm tại nhà thì bạn có được vị thế thay đổi điều đó. Thi thoảng hay đổi vị trí làm việc - thay vì ở bàn, hãy làm trên ghế sofar, làm ngoài ban công, hoặc bất kỳ đâu cho bạn cảm hứng.

7. Chối bỏ hoàn toàn việc gặp gỡ người khác

Làm việc tại nhà là điều kiện có vẻ hoàn hảo cho những người không có nhu cầu giao tiếp xã hội. Nhưng thực ra, việc ngồi ở nhà cả ngày sẽ có lúc khiến bạn cảm thấy cô đơn, ngay cả khi được trò chuyện, nhắn tin với đồng nghiệp hàng ngày.

Thay vào đó thì nếu có thể, thi thoảng hãy hẹn hò, gặp gỡ bạn bè. Trong trường hợp không thể ra ngoài (như lúc cách ly), ít nhất hãy chăm gọi video nhé. Việc nhìn thấy gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn có cảm xúc làm việc tốt hơn đấy.

Tham khảo: BS, VT.co

Theo J.D

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/tam-su-cua-nguoi-lam-viec-tai-nha-trong-3-nam-co-den-7-sai-lam-toi-uoc-minh-da-khong-pham-phai-2020041600260319.chn)

Tin cùng nội dung

  • Mỗi lần em đi đại tiện thì thấy chảy máu thành giọt, có lần đau, lúc không đau. Khi tắm em lấy tay sờ kiểm tra thì không thấy cục u nào cả.
  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Chào Mangyte, cha mẹ chúng tôi ở Việt Nam, đều trên 75 tuổi. Tôi muốn thỉnh thoảng thử máu kiểm tra sức khỏe cho các cụ. Xin hỏi ở TPHCM có nơi nào nhận lấy máu tại nhà không? Chi phí cho 1 lần lấy máu là bao nhiêu? Trân trọng cảm ơn.
  • Chào Mangyte, xin cho em được hỏi các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn TPHCM làm việc trở lại từ ngày bao nhiêu vậy? Vui lòng cho tôi địa chỉ và SĐT của một số bệnh viện để tôi tiện liên lạc ạ. Xin cảm ơn BS. (Kim Thoa - TPHCM),
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Hai hôm nay tôi bị sốt, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu mà tôi chưa sắp xếp công việc để đi được. Xin hỏi ở Hà Nội có dịch vụ xét nghiệm tại nhà không? Nếu có thì chi phí ra sao? Cảm ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Hải Đăng - nguyenhai…@gmail.com)
  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY