Tâm lý hôm nay

Tâm thần vì áp lực thi cử

Theo PGS Cao Tiến Đức (BV Quân y 103), một trong những căn bệnh tâm thần gây tự sát cao nhất hiện nay xuất phát từ việc giới trẻ không vượt qua được áp lực thi cử.
Áp lực khiến bệnh tâm thần khởi phát

PGS.TS.BS cao cấp Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, BV Quân y 103 cho biết tâm thần phân liệt, trầm cảm, rối loạn lo âu là những bệnh xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ, đặc biệt trong các kỳ thi.

Tùy từng bệnh có các biểu hiện khác nhau, chẳng hạn các em không thể học tốt, tâm lý chán nản, dẫn đến kết quả giảm sút hoặc bất ngờ thay đổi tính tình, không nghe lời bố mẹ, thầy cô.

“Trầm cảm, tâm thần phân liệt là những bệnh dễ dẫn đến hành vi tự sát nhất. Trong đó, áp lực, của cuộc sống, bao gồm căng thẳng do học tập, thi cử là một trong những nguyên nhân phổ biến”, PGS Đức cho biết.

Bác sĩ này khẳng định không phải bất cứ ai cũng có thể phát bệnh khi đối diện với áp lực. Tuy nhiên, những căng thẳng trong quá trình học tập đã thúc đẩy căn bệnh rối loạn tâm thần này khởi phát sớm hơn. Điều này là vấn đề đáng lo ngại khi hiện nay tỷ lệ tự sát của Việt Nam luôn ở mức cao trong khu vực châu Á.

Theo ông Đức, khi thấy con có những biểu hiện này, các phụ huynh đều cho rằng do học quá nhiều nên cho các em thư giãn, giảm thời gian học để cải thiện tình hình.

Thực tế, một số trường hợp có thể đã mắc bệnh tâm thần phân liệt. Nếu không được điều trị kịp thời, các em rất dễ gặp hoang tưởng, ảo giác  như sợ bị theo dõi, bắt bớ, nói xấu, nghe âm thanh xui khiến.

“Bệnh có thể bùng phát với rất nhiều đối tượng, ở bất cứ thời điểm nào, song đa phần ở lứa tuổi học sinh. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tạo thành những tổn thương lâu dài, mất dần khả năng hồi phục”, PGS Đức khuyến cáo.

Đừng tạo gánh nặng cho trẻ

Vẫn theo PGS Đức, hiện nay vấn đề sức khỏe tâm thần chưa được quan tâm đúng mực trong khi chúng là căn nguyên gây ra các bệnh khác. Đặc biệt, người trẻ là đối tượng có khả năng chống đỡ áp lực kém, dễ mắc bệnh. Đây cũng là nguyên nhân của hàng loạt vụ Tu tu xảy ra ở lứa tuổi học sinh.

Để hạn chế những rủi ro cho con em mình, các phụ huynh cần phải chú ý hơn khi con có những dấu hiệu bất thường như ăn không ngon, ngủ không yên, lo lắng, căng thẳng, thay đổi tính tình, cãi lời bố mẹ...

Đặc biệt, việc chẩn đoán, thăm khám bệnh tâm thần phải thực hiện nhiều lần ở các góc độ khác nhau mới có thể đưa ra kết luận. Do đó, gia đình cần kiên trì và tin tưởng và quá trình điều trị của các bác sĩ, hạn chế tối đa những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Vị chuyên gia khuyến cáo: "Các em học sinh phải có kế hoạch, thời gian biểu học tập khoa học trong năm, không nên đến lúc thi mới học. Ngoài ra, với mỗi người, khả năng, sở thích, nguyện vọng là khác nhau, bố mẹ không thể so sánh, đòi hỏi và có những kỳ vọng quá lớn, gây áp lực đối với các em".

Theo Hà Quyên - Zing.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tam-than-vi-ap-luc-thi-cu-n204991.html)

Tin cùng nội dung

  • Không chỉ lo lắng về việc chọn ngành, chọn trường thi, học sao cho hiệu quả…, việc ăn uống mùa thi cũng gây rắc rối cho nhiều học trò năm cuối.
  • Gia đình bạn gái cháu, 3 đời đều có người bị tâm thần. Mangyte ơi, cháu với bạn gái kết hôn rồi sinh con, liệu con cháu sau này có bị tâm thần không ạ?
  • Rất nhiều người khi có triệu chứng bệnh tâm thần thì bản thân hoặc gia đình e ngại, tránh né không đi điều trị làm bệnh ngày càng nặng.
  • Người tâm thần phân liệt trải qua thời gian âm thầm trước khi bắt đầu bệnh với biểu hiện ăn ngủ thất thường, lời nói không trôi chảy, cảm nhận có điều phi thực tế.
  • Nhóm các nhà khoa học ở Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu nhận dạng dấu hiệu để phát hiện tâm thần ở trẻ em.
  • Tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm tăng cao hơn sau 11-15 năm chấn thương đầu vì đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm trong phát triển thần kinh.
  • Những nghiên cứu mới của y học đã làm sáng tỏ các vấn đề giúp bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể khỏi bệnh.
  • Áp lực phải thi đỗ đại học kiến nhiều học sinh lo lắng phải mất ăn mất ngủ... Và khi bị căng thẳng thì có bao câu chuyện đau lòng xảy ra.
  • Sau 12 năm đèn sách miệt mài, đã đến lúc các sĩ tử chuẩn bị “vượt vũ môn”. Việc thi cử có thể ví như một cuộc chạy đua đường dài trong suốt khoảng thời gian vài tháng. Các em cần thường xuyên nhận đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể. Sức khỏe dẻo dai và khả năng hoạt động trí óc của các em tùy thuộc nhiều vào nếp sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng.
  • Mật ong là sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo được xếp hạng vật phẩm quý giá để tiến cống triều đình ở các nước phương Đông. Các sĩ tử nên dùng mật ong trong những ngày ôn luyện thi bởi đây là sản phẩm rất tốt để bổ khí tăng lực.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY