Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Tam thất: Cực tốt và cực độc, biết mà dùng kẻo rước họa vào thân

Nhiều người dùng tam thất như một thức uống hàng ngày với quan niệm lành, bổ, giải độc. Tuy nhiên không phải cũng dùng được tam thất, với một số người mắc bệnh hoặc thể trạng kỵ với tam thất, dùng loại dược liệu này còn có thể rước họa vào thân.
Theo PGS.TS Phùng Hòa Bình, Trưởng Bộ môn Y học Cổ truyền, Đại học Y dược Hà Nội cho biết, theo y học hiện đại, tam thất bắc có vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau, tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch...

Tam thất có tác dụng bổ dưỡng: tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch.

Kích thích tâm thần, chống trầm uất.

Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy.

Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm. Bột tam thất rắc giúp cầm máu nhanh các vết thương.

Giảm sinh khối u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.

Tuy nhiên, theo các bác sỹ, đối với những người bình thường và sử dụng để chữa u nếu cơ địa hoàn toàn bình thường không quá nóng và không quá lạnh thì có thể dùng tam thất thường xuyên.

Đối với những người quá nóng thì có tác dụng bất lợi là nếu uống trong thời gian dài có thể gây ra phản ứng mẫn cảm gây ngứa, mụn nhọt hoặc dị ứng... trong trường này dùng tam thất tùy theo cơ địa.

GS.TS Nguyễn Xuân Sinh, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược học cổ truyền, trường Đại học Dược Hà Nội cho biết, Đông y xếp tam thất vào loại Thu*c chỉ huyết, đầu vị của cầm máu. Thực tiễn lâm sàng đã chứng minh, tam thất ngoài tác dụng bổ kiểu nhân sâm, nó còn là vị Thu*c có nhiều tác dụng chữa bệnh: cầm máu, hóa ứ, giảm đau (dùng cho các trường hợp huyết ứ dẫn đến đau đớn, các trường hợp chấn thương, sưng đau do huyết tụ). Đối tượng dùng tam thất tốt nhất là phụ nữ sau sinh chữa chảy máu, máu tụ và thiếu máu…

Cần lưu ý không nên dùng tam thất một cách đơn điệu để “bổ” như nhân sâm mà nên sử dụng theo hướng tác dụng cầm máu là chính, tiếp đến là tác dụng hóa ứ, giảm đau, tiêu u.

Tốt nhất là dùng tam thất dưới dạng “thực phẩm” tam thất tần gà hoặc dùng dưới dạng bột mịn, ngày 4 – 10g uống với nước ấm. Khi dùng cần chú ý: Đối với trường hợp làm tiêu máu tụ, chỉ nên sử dụng tam thất khi triệu chứng xuất huyết mới xảy ra.

Ví dụ, xuất huyết tiền phòng ở mắt, dùng tam thất lúc này rất tốt. Nếu trong mạch máu hoặc trong tim đã có các cục máu đông, không nên dùng tam thất nữa. Nếu dùng, cục máu này sẽ là trung tâm để kết tụ, làm cho cục máu to dần lên, ảnh hưởng đến sự lưu thông của mạch máu, đôi khi gây ra đột quỵ…

Người thuộc thể trạng hàn, thường thấy lạnh, đại tiện lỏng nát, bàn tay bàn chân lạnh… Hoa tam thất tính mát, dùng cho người thể trạng hàn sẽ càng hàn hơn.

Hơn nữa tam thất lại có tác dụng hoạt huyết hóa ứ có thể khiến kinh nguyệt ra quá nhiều. Trường hợp người phụ nữ vốn có huyết ứ làm kinh nguyệt không điều hòa có thể dùng tam thất để điều hòa kinh nguyệt, tuy nhiên cần sử dụng dưới sự hướng dẫn của thầy Thu*c.

Người đang cảm lạnh cũng không nên dùng tam thất vì có thể làm cảm lạnh nặng hơn.

Phụ nữ có thai tuyệt đối không nên tự ý sử dụng tam thất và các loại thảo dược từ tam thất vì tác dụng hoạt huyết có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Tam thất có tính lạnh cũng không nên sử dụng thường xuyên trong thời gian dài bởi tính mát của tam thất khi sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng tới vị khí gây ăn uống kém, đầy bụng, châm tiêu… lâu hơn sẽ ảnh hưởng đến dương khí của cơ thể.

Hòa Thuận (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/tam-that-cuc-tot-va-cuc-doc-biet-ma-dung-keo-ruoc-hoa-vao-than-1496994.tpo)

Chủ đề liên quan:

cực bổ cực độc tam thất

Tin cùng nội dung

  • Dáng người thanh mảnh và giọng Huế dễ thương, nhẹ nhàng của TS. Hà Phương Thư gợi lên hình ảnh một phụ nữ khuê các nhiều hơn là một nhà khoa học. Thế nhưng, chị lại là một trong các nhà khoa học trẻ nổi bật của làng khoa học Việt Nam.
  • Tam thất đã được nhân dân tin dùng như là vị Thu*c bổ dùng thay nhân sâm, nên còn có tên vàng không đổi, kim bất hoán.
  • Tam thất là rễ của cây tam thất, còn gọi là sâm tam thất. Trước đây được coi như vị Thuốc, giả nhân sâm, ý nói có thể thay nhân sâm.
  • Người xưa có câu: “Trên trời có sâm bồ câu, trên cạn có chim cút, dưới ao đầm có sâm tôm, lươn, dưới biển có hải sâm, hải mã...”.
  • Sau 2 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhi tiến triển tốt dần lên, cháu không còn phải thở máy, dừng uống các Thu*c trợ tim, tỉnh táo...
  • Virut cúm heo có thể kết hợp với virut cúm gà tạo thành những biến thể lai có độc lực lớn hơn nhiều lần so với riêng từng loại virut.
  • Với nhiều đàn ông, sức khỏe S*nh l* rất quan trọng, họ luôn tìm cách để tăng sức mạnh, trong đó có dùng nhân sâm, tam thất. Một số người cho biết, sau khi sử dụng nhân sâm, tam thất quá nhiều lại dẫn đến liệt dương.
  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Cùng với nhân sâm, linh chi,... tam thất cũng được coi là một vị Thuốc quý từ xa xưa.
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY