Thực hành chẩn đoán và điều trị hôm nay

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn: dấu hiệu triệu chứng, thực hành chẩn đoán điều trị

Cơ chế lây bệnh vẫn chưa được rõ lắm, nhưng vi khuẩn có thể lan truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp như hôn môi, hoặc qua nước bọt của bệnh nhân.

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (infectious mononucleosis) là bệnh truyền nhiễm có đặc điểm gây sốt cao, làm cho trẻ mệt mỏi, uể oải và làm sưng to các hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết vùng cổ sưng rất to, có thể sờ thấy ngay bên dưới cằm. Bệnh có thể xuất hiện như những trường hợp riêng biệt, nhưng cũng có thể bùng phát thành dịch bệnh.

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên, nhiều nhất là trong khoảng 15 – 17 tuổi. Thời gian ủ bệnh từ 7 – 10 ngày, thời gian phát bệnh có thể từ 1 – 8 tuần, nhưng thường gặp nhất là trong khoảng từ 2 – 4 tuần. Sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân có thể vẫn tiếp tục tình trạng sức khỏe yếu ớt trong nhiều tháng.

Nguyên nhân

Bệnh gây ra do một loại virus có tên là Epstein- Barr.

Cơ chế lây bệnh vẫn chưa được rõ lắm, nhưng vi khuẩn có thể lan truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp như hôn môi, hoặc qua nước bọt của bệnh nhân. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus nhân lên trong các lympho bào (bạch cầu đơn nhân) làm cho các tế bào này thay đổi hình dạng.

Chẩn đoán

Thời gian ủ bệnh từ 7 – 10 ngày. Sau đó, xuất hiện các triệu chứng như:

Sốt cao (39 – 400C), có thể kéo dài từ vài ngày cho đến vài tuần.

Biếng ăn, ăn không ngon, sụt cân nhanh.

Mệt mỏi, uể oải.

Đau họng, có thể rất nghiêm trọng.

Hạch bạch huyết vùng cổ sưng to, cũng có thể ở cả các hạch khác trong cơ thể.

Đau đầu.

Đôi khi có đau nhức cơ bắp.

Trong một số ít trường hợp có những đốm nhỏ nổi thành vùng trên da, có thể là những đốm phẳng hoặc nổi cộm lên bề mặt da.

Đau bụng.

Lách to.

Một số biện pháp sau đây có thể được áp dụng trong chẩn đoán xác định bệnh:

Công thức máu toàn bộ và phết máu thường cho kết quả tăng bạch cầu trung tính khoảng 10 – 20 x 109/L.

Trong máu của bệnh nhân thường xuất hiện kháng thể heterophile, được xem là một yếu tố chẩn đoán khá chính xác.

Xét nghiệm chức năng gan thường cho thấy có bất thường nhưng không nghiêm trọng.

Xét nghiệm Monospot cho kết quả dương tính ở hầu hết các ca bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, nhất là khi thực hiện vào khoảng 3 tuần sau khi phát bệnh. Kết quả âm tính giả thường gặp khi xét nghiệm được thực hiện vào tuần đầu tiên.

Ít khi có biến chứng, nhưng thỉnh thoảng có thể gặp:

Viêm gan.

Viêm phổi, hiếm gặp hơn.

Vỡ lách.

Một số vấn đề khác thuộc hệ thần kinh, máu và đường hô hấp.

Điều trị

Không có Thu*c đặc trị. Vì thế, điều trị chủ yếu là theo dõi và kiểm soát các triệu chứng.

Kháng sinh không có hiệu quả trị bệnh, ngược lại có thể làm cho da nổi mẩn đỏ nhiều hơn.

Khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dùng Thu*c giảm đau nếu các triệu chứng gây khó chịu nhiều.

Nếu đau họng nhiều, dùng metronidazol 200mg, mỗi ngày 3 lần có thể làm giảm tổn thương ở họng.

Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng, dùng prednisolon 30mg, mỗi ngày một lần, liên tục trong một tuần.

Nếu có dấu hiệu trầm cảm nghiêm trọng hơn các triệu chứng khác, có thể dùng một trong các loại Thu*c chống trầm cảm như imipramin (Imizin, Tofranil...), amitriptylin (Laroxyl, Tryptizol, Elavil...), desipramin hay nortriptylin.

Hầu hết các trường hợp bệnh tự khỏi sau khoảng 4 tuần, hoặc cũng có thể kéo dài đến 8 tuần. Một số ít trường hợp có thể có hội chứng mệt mỏi kéo dài, có thể là nhiều tháng. Trong tất cả các trường hợp, cần quan tâm đúng mức đến sự hồi phục sức khỏe của bệnh nhân sau cơn bệnh.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/thchandoandieutri/thuc-hanh-chan-doan-va-dieu-tri-tang-bach-cau-don-nhan-nhiem-khuan/)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY