Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tăng cường tuyên truyền vận động người dân phối hợp vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân phòng nhiều bệnh truyền nhiễm

MangYTe - Theo báo cáo về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần (từ ngày 6/7 đến 12/7), thành phố ghi nhận 295 trường hợp mắc tay chân miệng, 2 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản.

Tích luỹ từ đầu năm 2020 đến nay, thành phố ghi nhận 620 trường hợp mắc tay chân miệng và 5 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản nhưng chưa có trường hợp Tu vong.

Riêng với sốt xuất huyết, Thành phố ghi nhận 115 trường hợp mắc sốt xuất huyết, phân bố tại 51 xã, phường, thị trấn.

Như vậy, tích luỹ từ đầu năm 2020 đến nay, thành phố ghi nhận 868 trường hợp mắc sốt xuất huyết, chưa có trường hợp Tu vong.

So với cùng kỳ năm 2019, số ca mắc sốt xuất huyết tính đến thời điểm hiện tại giảm (868 ca so với 1.220 trường hợp cùng kỳ năm trước).

Phun Thu*c diệt muỗi phòng sốt xuất huyết tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa. Ảnh: Nhật Nam

PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, dù số ca mắc sốt xuất huyết tuy có giảm hơn so với tuần trước đó (giảm 4 trường hợp) nhưng thời tiết hiện nay vẫn là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh này phát triển, đặc biệt là tại các huyện vùng ven đang trong quá trình đô thị hóa và các khu vực có làng nghề phát sinh nhiều dụng cụ chứa nước có bọ gậy.

Vì vậy, các đơn vị tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết như: Vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, phun hoá chất diệt muỗi truyền bệnh, đồng thời cần tăng cường công tác tuyên truyền để người dân cùng phối hợp thực hiện công tác phòng chống dịch.

Riêng với dịch bệnh bạch hầu, theo ông Hạnh, hiện dịch bệnh này đang diễn biến phức tạp tại một số tỉnh khu vực Tây Nguyên, nhưng nguy cơ thấp đối với Hà Nội. Dù vậy, tuần qua, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác phòng chống dịch tay chân miệng và chủ động phòng chống dịch bệnh bạch hầu.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã tăng cường giám sát và hỗ trợ các đơn vị có số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao trong công tác bao vây khoanh vùng xử lý dịch. Mặt khác, tiến hành kiểm tra các khu vực ổ dịch cũ và các khu vực có nguy cơ cao.

Để phòng bệnh, theo ông Hạnh, các đơn vị cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng về các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là tuyên truyền để người dân tích cực thực hiện công tác vệ sinh môi trường chủ động phòng chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh mùa hè khác như tay chân miệng và viêm não Nhật Bản.

Q.An

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/tang-cuong-tuyen-truyen-van-dong-nguoi-dan-phoi-hop-ve-sinh-moi-truong-ve-sinh-ca-nhan-phong-nhieu-benh-truyen-nhiem-2020071318111208.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY