Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Tăng động giảm chú ý ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Tăng động giảm chú ý là hành vi thường gặp ở trẻ, hội chứng này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển bình thường của trẻ.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (adhd) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý có sự khác biệt trong phát triển não bộ và hoạt động của não ảnh hưởng đến sự chú ý, khả năng ngồi yên và tự kiểm soát. do đó, việc nhận biết những dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ để điều trị sớm là điều vô cùng quan trọng.

Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý

Theo các nghiên cứu hiện nay “thủ phạm” được cho là nguyên nhân chính gây tăng động giảm chú ý ở trẻ có thể là do:

Mẹ tiếp xúc với những chất độc hại khi mang thai

Các chất độc hại như: Thu*c lá, rượu, M* t*y,… là những chất này làm giảm sản xuất dopamine ở trẻ em; hoặc các độc chất trong môi trường như dioxine, hydrocarbure benzen… cũng làm tăng nguy cơ sinh ra trẻ bị tăng động. nếu trong quá trình mang thai mẹ thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại này thì khả năng con bị rối loạn tăng động giảm chú ý là rất cao.

Do yếu tố di truyền

Đa số trẻ em mắc rối loạn tăng động giảm chú ý thì trong gia đình của bé có ít nhất 1 thành viên mắc chứng này. hơn nữa, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng 1/3 số người đàn ông bị chứng adhd khi còn nhỏ thì con họ sau này cũng mắc phải chứng này.

Nguyên nhân tâm lý

Nếu trẻ luôn trong tình trạng lo lắng, rối loạn tâm thần, hay từng bị cưỡng bức, lạm dụng T*nh d*c, gặp khó khăn trong học tập, lục đục trong gia đình,…cũng sẽ rất dễ bị rối loạn tăng động giảm chú ý.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: trẻ từng bị chấn thương ở đầu, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương, rối loạn giấc ngủ,…

Các dấu hiệu nhận biết tăng động giảm chú ý ở trẻ

- Hay quên là đặc điểm ở trẻ tăng động.

- Trẻ thường hay di chuyển, di chuyển nhanh chóng từ hoạt động này sang hoạt động khác, hoạt động liên tục, đặc biệt là thường hay chạy xung quanh.

- vấn đề với giấc ngủ là một dấu hiệu của trẻ bị tăng động, giấc ngủ của trẻ hay bị xáo trộn, trẻ ngủ say nhưng cũng có trẻ khó ngủ, hay giật mình thức giấc.

- khó khăn trong hoàn thành nhiệm vụ trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày, thiếu kiên nhẫn trong các hoạt động, một đứa trẻ mắc chứng tăng động thể hiện sự “quan tâm” vào nhiều điều khác nhau trong cùng một lúc, đó là lý do trẻ không hoàn thành nhiệm vụ.

- thường hay làm mất đồ chơi, sách vở, đồ dùng học tập – đây là một dấu hiệu của trẻ bị tăng động phụ huynh cần lưu ý.

- Trẻ em thường không thể ngồi yên, trẻ có thể tìm cách đứng dậy, chạy xung quanh, hay vặn vẹo khi yêu cầu phải ngồi.

- Hay ngắt lời người khác, không tập trung khi người khác nói.

- chạm, chơi với tất cả mọi thứ mà trẻ nhìn thấy – dấu hiệu của trẻ bị tăng động này có thể nhằm lẫn với sự khám phá nghịch ngợm của trẻ.

- Khó khăn trong kiểm soát cảm xúc, trẻ có thể có những cơn bộc phát của sự tức giận vào những thời điểm không thích hợp.

- lặp đi lặp lại những sai lầm, những bất cẩn. trẻ tăng động thiếu chú ý trong chi tiết, kết quả trong các hoạt động thường ngày, học tập.

Giải pháp trị chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ

Tăng động nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, khả năng khỏi bệnh là rất cao. theo các chuyên gia tại viện hàn lâm nhi khoa mỹ, điều trị chứng tăng động rất ít khi dùng tới Thu*c bởi nguy cơ về tác dụng phụ còn cao hơn lợi ích mang lại. thay vào đó, cha mẹ hãy kiên trì và dành nhiều thời gian giúp con sớm điều chỉnh hành vi.

Khi muốn con làm một việc gì đó, phụ huynh hãy hướng dẫn thật chi tiết, dễ hiểu theo từng bước và có thưởng phạt hợp lý. Cùng con học và tham gia các trò chơi vận động để tăng sự tập trung, hạn chế cho trẻ xem tive và sử dụng các thiết bị điện thoại thông minh. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung chế độ ăn nên tăng cường trứng, sữa, thịt, cá sẽ tốt hơn những đồ ăn ngọt, thực phẩm chế biến sẵn sẽ rất tốt cho trẻ.

Theo Huyền Trần/ Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/bai-hoc-lam-me-109/tang-dong-giam-chu-y-o-tre-nguyen-nhan-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-khac-phuc-346328)

Tin cùng nội dung

  • Tật nói lắp là một chứng rối loạn trong các diễn đạt lời nói. Nếu trẻ nói lắp không được trị liệu thì khi trưởng thành vẫn mắc tật nói lắp.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Vô sinh là một vấn đề khá phổ biến. Cứ khoảng 5 cặp vợ chồng thì có một cặp vô sinh mà vấn đề chủ yếu nằm ở người chồng.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY