Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Telehealth từ ATK Thái Nguyên

Đề án Khám chữa bệnh từ xa đã kịp thời lan tỏa sâu rộng, đáp ứng được sự kỳ vọng của việc học tập liên tục, thường xuyên của thầy Thu*c tuyến dưới trong khám, chữa bệnh.

BS BVĐK Định Hóa, Thái Nguyên thực hiện kỹ thuật chụp CT Scanner trên hệ thống PASC

Bs hoàng hải, phó giám đốc sở y tế thái nguyên cho biết, hiện nay trên toàn tỉnh có 14 bệnh viện, trong đó có 2 bệnh viện ngoài công lập đăng ký tham gia thực hiện đề án khám chữa bệnh từ xa với 8 bệnh viện tuyến trung ương. “đề án khám chữa bệnh từ xa ra đời đã đáp ứng được lòng mong mỏi của cán bộ y tế cơ sở. nơi các cán bộ y tế được kết nối trực tiếp, đặt câu hỏi với các thầy ở tuyến cao nhất và học hỏi được rất nhiều điều từ các buổi hội chẩn trực tuyến”, bs hoàng hải nói.

th.s.bs nông thị diệp, bvđk huyện định hóa, thái nguyên trả lời về hiệu quả của đề án khám chữa bệnh từ xa

Th.S. BS Nông Thị Diệp, Phó trưởng phòng KHTH, BVĐK huyện Định Hóa không dấu được vui mừng khi hiệu quả của Đề án Khám chữa bệnh từ xa mang lại. Công tác tại bệnh viện xa nhất của tỉnh Thái Nguyên, những buổi hội chẩn tuy chỉ là dự thính với BV Đại học Y Hà Nội nhưng BS Diệp đã cập nhật được những kiến thức rất mới và có áp dụng trên lâm sàng.

BS Phùng Đức Sằm, Phó giám đốc BVĐK huyện Định Hóa nói: Triển khai thực hiện Đề án Khám chữa bệnh từ xa đã tạo điều kiện cho y tế cơ sở thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với tuyến trên, nâng cao năng lực khám chữa bệnh, cũng như giúp bác sĩ cập nhật được kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. BVĐK huyện Định Hóa đã tiến hành kết nối, tham gia hội chẩn dự thính trực tuyến với các bệnh viện: BV Bạch Mai; BV U bướu Hà Nội, BV Trung ương Thái Nguyên, BV Đại học Y Hà Nội. “Thời gian tới với sự giúp đỡ của lãnh đạo ngành, BV chúng tôi kết nối với BV A là bệnh viện trong tỉnh”, BS Sằm bổ sung.

BS Phùng Đức Sằm, Phó giám đốc BVĐK huyện Định Hóa, Thái Nguyên: Hiệu quả của Telehealth là không đong đếm

Tuy nhiên, là bệnh viện hạng II và đang thực hiện tự chủ chi thường xuyên nên BVĐK huyện Định Hóa gặp vô vàn khó khăn. Khó nhất đó là nguồn nhân lực. Trong niều năm, dù đã thực hiện “trải thảm đỏ” nhưng rất khó để tuyển dụng được bác sĩ. Mới đây nhất, bệnh viện cũng cố gắng thu hút được 5 bác sĩ, bổ sung vào nguồn nhân lực đang rất “căng” của bệnh viện.

Chia sẻ về những khó khăn gặp phải đối với y tế cơ sở khi thực hiện đề án khám chữa bệnh từ xa, bs hoàng hải, phó giám đốc sở y tế thái nguyên nói: đối với chúng tôi triển khai vẫn còn sơ khai. về phương tiện kết nối vẫn còn hạn chế, tương đối thủ công đòi hỏi phải cố gắng nhiều hơn nữa.

Dù còn nhiều sơ khai và bỡ ngỡ, nhưng với các bệnh viện tuyến tỉnh của Thái Nguyên, Đề án Khám chữa bệnh từ xa thực sự là cầu nối không thể thiếu trong các ca bệnh khó.

Thực hiện Đề án, Bệnh viện A Thái Nguyên đã triển khai kết nối với các điểm cầu của các Bệnh viện tuyến TW như: Bệnh viện Bạch Mai, BV Việt Đức, BV Nhi TW, BV K… Vừa qua, thực hiện Telehealth, bệnh viện đã hội chẩn từ xa với Bệnh viện Bạch Mai về trường hợp một ca bệnh khó.

Bệnh nhân nam, 51 tuổi tiền sử bị xơ cứng bì 3 năm. Vào viện với lý do khó thở, đau bụng, nôn. Qua thăm khám lâm sàng: Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, Glasgow:15đ, thể trạng trung bình, Da khô, mất đàn hồi, xuất huyết dưới da vùng đầu mặt cổ, phù mu bàn tay, chân; Bụng chướng hơi, gõ vang, gan lách không to; Vận động cánh tay hạn chế do co kéo ngực.

Kết quả cận lâm sàng : Chụp cắt lớp ổ bụng hình ảnh các quai ruột giãn; Chụp cắt lớp lồng ngực: hình ảnh ứ khí phế nang thùy trên 2 phổi… Bệnh nhân được chẩn đoán xơ cứng bì toàn thể, đã được điều trị bằng Corticoid, thay huyết tương bằng quả lọc hấp phụ HA280, điều trị triệu chứng…Qua nghe báo cáo của bác sĩ, hội đồng chuyên môn của bệnh viện Bạch Mai nhất trí với phương pháp điều trị của đơn vị và cũng lưu ý đề phòng suy tuyến thượng thận. Quá trình điều trị bệnh nhân đã có tiến triển tốt lên: da mềm hơn, không khó thở, rối loạn tiêu hóa giảm, ăn ngủ được.

Kể lại về ca bệnh này, BS Nguyễn Đức Tùng - Phó giám đốc Bệnh viện A, vui mừng: Chỉ một buổi hội chẩn cùng các thầy chuyên môn đầu ngành ở tuyến trên đã giúp chúng tôi tự tin rất nhiều. Không chỉ một người (bác sĩ điều trị) được học hỏi mà toàn bộ bác sĩ hơn 10 người có mặt tại phòng hội chẩn hôm đó được cùng ôn luyện lại kiến thức, được các thầy lắng nghe, chỉ bảo, động viên tận tình mà trước nay, rất khó có cơ hội đó.

Chúng tôi có mặt tại khoa hồi sức tích cực – chống độc của bệnh viện trung ương thái nguyên vào đúng lúc các bác sĩ của khoa đang hội chẩn trực tuyến với trung tâm y tế huyện hòa an, tỉnh cao bằng về một ca bệnh.

Từ huyện Hòa An về TP Thái Nguyên, nơi đặt trụ sở của BV Trung ương Thái Nguyên khoảng 200 km, nhờ có Telehealth, khoảng cách đã không còn là rào cản.

buổi hội chẩn giữa bác sĩ khoa hồi sức tích cực - chống độc, bệnh viện trung ương thái nguyên với trung tâm y tế hòa an, cao bằng

Bác sĩ của trung tâm y tế huyện hòa an đọc bệnh án, tiền sử người bệnh, phương hướng điều trị và xin ý kiến của các thầy về ca đau thắt ngực của người bệnh này. sau ít phút trao đi, đổi lại, bác sĩ trực tại bệnh viện trung ương thái nguyên đưa ra định hướng cùng thảo luận với các bác sĩ tuyến dưới và đề ra phác đồ điều trị tốt nhất.

BS CKII Lê Hùng Vương, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Lãnh đạo bệnh viện đặc biệt quan tâm đến Để án Khám chữa bệnh từ xa. Và đã dành những ưu tiên tốt nhất có thể như về đường truyền internet, trang thiết bị đồng bộ để chúng tôi kết nối được nhanh nhất với tuyến dưới.

Được biết, trung tâm khám bệnh từ xa của bệnh viện trung ương thái nguyên khai trương từ tháng 9/2020 và kết nối trực tuyến với 47 điểm cầu ở các cơ sở y tế thuộc 13 tỉnh, thành, gồm phú thọ, hòa bình, bắc kạn, cao bằng, tuyên quang, bắc giang, lạng sơn, lào cai...

Trung tâm có nhiệm vụ xây dựng mạng lưới tư vấn, khám chữa bệnh từ xa với các bệnh viện khu vực miền núi phía Bắc; hỗ trợ chuyên môn, nâng cao năng lực, chất lượng khám, chữa bệnh tuyến cơ sở; tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng, chuyên sâu với các chuyên gia y tế; tiết kiệm thời gian, kinh phí; giảm tải về y tế cho tuyến trên.

Đề án Khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) của Bộ Y tế ra đời trong giai đoạn dịch COVID-19 còn diễn biến khó lường nhưng tầm ảnh hưởng của Đề án đã kịp thời lan tỏa sâu rộng, đáp ứng được sự kỳ vọng của việc học tập liên tục, thường xuyên của thầy Thu*c tuyến dưới trong khám, chữa bệnh. Và hơn hết, người bệnh dù ở đâu, chỉ cần có kết nối internet là được hội chẩn và khám bệnh kịp thời.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/telehealth-tu-atk-thai-nguyen-n183095.html)
Từ khóa: telehealth

Chủ đề liên quan:

Telehealth thái nguyên

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY