Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Thai nhi 1 2 tuần: Sẵn sàng thụ thai

Dù đã được gọi là thai nhi 1 2 tuần tuổi nhưng lúc này bé chưa thực sự hình thành đâu các mẹ nhé.
Thai nhi

Các mẹ cần biết rằng, lúc này chưa có một em bé nào hình thành trong cơ thể bạn cả, thậm chí ngay cả phôi thai cũng chưa có. Trong hai tuần đầu của thai kỳ, cơ thể mẹ đang làm việc vô cùng “chăm chỉ” và vất vả để “mở đường” đón bé yêu, đó là quá trình rụng trứng.

Chắc chắn nhiều mẹ đang thắc mắc tại sao con yêu chưa hình thành lại được gọi là thai nhi 1, 2 tuần tuổi? Theo các chuyên gia, để tính tuổi thai chính xác % quả là quá khó khăn bởi việc này phụ thuộc vào ngày hai vợ chồng quan hệ T*nh d*c. Hơn thế nữa, chắc chắn các mẹ sẽ không thể biết được trong lần quan hệ nào mà bạn đã đậu thai. Chính vì vậy tuổi thai của bé được tính một cách đơn giản hơn đó là tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Em bé chỉ chính thức hình thành trong khoảng 2 tuần sau đó khi có sự rụng trứng xảy ra. Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cũng có cơ sở khoa học là vì mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể của người phụ nữ đều chuẩn bị cho việc mang thai.

Cách tính tuổi thai này cũng dễ dàng giúp bác sĩ theo dõi thai kỳ. Điều quan trọng là mẹ phải ghi nhớ được ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.

Những tuần đầu, cơ thể mẹ đang chuẩn bị sẵn sàng cho sự rụng trứng.

Cơ thể mẹ

Tuy em bé chưa thực sự đến với mẹ nhưng mẹ hãy nghĩ rằng việc mang thai đã bắt đầu. Việc mẹ cần quan tâm nhất lúc này đó là theo dõi sự rụng trứng. Sự rụng trứng xảy ra khi một trứng trưởng thành được phóng ra khỏi buồng trứng, rơi vào trong vòi trứng và chuẩn bị thụ tinh. Lớp niêm mạc của tử cung thời gian này sẽ dày lên để chuẩn bị đón trứng đã được thụ tinh. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc tử cung này sẽ rụng đi. Trứng chưa thụ tinh rụng và niêm mạc tử cung bong ra gây ra hiện tượng kinh nguyệt.

Mẹo nhỏ

Làm thế nào để biết được ngày trứng rụng?

Đây là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm nhất. Để có cơ hội thụ thai cao, mẹ cần đặc biệt quan tâm đến ngày trứng rụng. Thông thường, ngày trứng rụng rơi vào ngày thứ 14 tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Quy tắc này áp dụng cho những mẹ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn 28 ngày. Nếu mẹ có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn, có thể tham khảo cách tính ngày rụng trứng tại đây.

Ngày rụng trứng cũng có thể dễ dàng nhận biết bởi các dấu hiệu sau: Trong những ngày này (trước, trong và sau ngày trứng rụng), tiết dịch *m đ*o sẽ ra nhiều hơn và thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng gà. Trong những ngày này, cơ thể chị em cũng sẽ tăng nhiệt độ lên khoảng 0,5 độ C.

Làm thế nào để tăng cơ hội có thai?

Quan hệ T*nh d*c thường xuyên

Để tăng cơ hội mang thai, điều quan trọng nhất là vợ chồng phải quan hệ T*nh d*c thường xuyên 2 ngày/lần đặc biệt trong thời gian trứng rụng. Các cặp đôi cũng đừng chỉ quan hệ trong riêng ngày trứng rụng mà cần làm “chuyện ấy” trong cả những ngày trước và sau khi trứng rụng. Trứng có thể sống được từ 12-24 giờ nhưng tinh trùng có thể sống tới 7 ngày. Vì vậy hãy chăm chỉ “yêu” để tinh trùng luôn có mặt trong cổ tử cung sẵn sàng thâm nhập bất cứ lúc nào khi trứng rụng.

Để dễ dàng đậu thai, các cặp đôi cần quan hệ T*nh d*c thường xuyên đặc biệt trong ngày trứng rụng. (ảnh minh họa)

Chuẩn bị tinh binh khỏe mạnh

Mẹ cũng cần nhắc nhở anh xã chuẩn bị cơ thể để có tinh trùng tốt nhất. Nam giới không nên mặc quần bó sát, không nên tắm nước quá nóng và không nằm chăn điện. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tinh trùng, làm kìm hãm quá trình thụ thai ở phụ nữ.

Chế độ ăn uống khoa học

Trong 2 tuần này, mẹ cũng cần đặc biệt lưu tâm đến chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học cho cả hai vợ chồng. Chị em cũng cần bổ sung ngay axit folic nếu chưa bổ sung từ trước đó. Phụ nữ chuẩn bị và mang thai 3 tháng đầu cần bổ sung đủ 400mg axit folic mỗi ngày.

Tâm lý thoải mái

Một điều quan trọng nữa giúp chị em tăng cơ hội đậu thai đó là phải giữ tâm lý thoải mái. Mẹ đừng chăm chăm chỉ nghĩ đến việc cố gắng thụ thai, bước vào cuộc yêu với tâm lý nặng nề. Rất nhiều bằng chứng khoa học đã khẳng định stress là nguyên nhân không nhỏ khiến mẹ khó đậu thai. Bạn cần biết rằng, thai nhi tuy chưa chính thức hình thành nhưng sự chuẩn bị là rất cần thiết. Vì vậy ngay từ lúc này mẹ hãy thật thoải mái và có lối sống lành mạnh nhé.

Triệu chứng mang thai 1 & 2 tuần

Tuần 1

Đây là thời kỳ kinh nguyệt. Mẹ sẽ bị chảy máu *m đ*o khoảng từ 4-5 ngày. Mẹ hãy chú ý giữ gìn vệ sinh V*ng k*n, vệ sinh V*ng k*n hàng ngày bằng nước sạch và thay băng vệ sinh thường xuyên khoảng 4 giờ/lần.

Tuần 2

Tuần này, V*ng k*n của mẹ khá sạch sẽ. Tuy nhiên từ giữa tuần trở đi, tiết dịch *m đ*o sẽ tăng nhiều hơn và đến cuối tuần này tiết dịch *m đ*o sẽ nhầy, dính dạng kem. Đỉnh điểm từ ngày 14 trở đi có thể trứng sẽ rụng. Dấu hiệu của trứng rụng là tiết dịch *m đ*o sẽ có màu trắng như lòng trắng trứng gà và cơ thể mẹ sẽ tăng nhiệt độ. Các cặp đôi đừng quên “yêu” trong những ngày này để tăng cơ hội thụ thai nhé.

Theo Eva

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thai-nhi-1-2-tuan-san-sang-thu-thai-27392.html)

Chủ đề liên quan:

có bầu có thai mang thai thai nhi thụ thai

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY