Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Thai nhi 15 tuần: Học cách thở

Thai nhi 15 tuần tuổi bắt đầu học cách thở để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống khi ra khỏi bụng mẹ.

Thai nhi

thai nhi 15 tuần tính từ đỉnh đầu đến mông có chiều dài khoảng 10,5cm và nặng khoảng 70g. trong khi phần đầu gần như không thay đổi nhiều so với tuần 14 thì phần thân của em bé đã lớn rất nhanh và phát triển dài hơn phần đầu.

Trong tuần này, tóc của thai nhi tiếp tục mọc, mẹ có thể dễ dàng nhận ra điều này khi thấy mình có những cơn ho khan không rõ nguyên nhân. đây là quan niệm dân gian và chưa được khoa học chứng minh tính xác thực nhưng vẫn được nhiều mẹ rỉ tai nhau. em bé đang lớn lên từng ngày, không chỉ ở từng bộ phận nhất định mà toàn bộ cơ thể đang vận động không ngừng nghỉ.

Quanh người thai nhi lúc này đang được bao phủ một lớp lông tơ mịn màng, tuy nhiên, ngay sau khi sinh lớp lông tơ này sẽ dần dần rụng đi. thai nhi 15 tuần tuổi đã có thể nắm tay, liếc mắt, biết biểu cảm bằng nét mặt và mút ngón tay. những phát triển đáng kể này cho thấy bộ não của thai nhi đã dần hoàn thiện và điều khiển được các hoạt động của cơ thể.

Trong tuần này, nếu đi siêu âm, bạn sẽ thấy những hành động đáng yêu của em bé như mút tay, cử động cơ thể, nắm tay… Làn da của bé mỏng manh đến mức bạn có thể nhìn rõ các mạch máu đang chuyển động dưới lớp da. Tai bé phát triển ra phía hai bên giống như cơ thể lúc ra đời, mắt cũng đã về đúng vị trí. Xương không còn ở dạng sụn nữa mà cứng dần lên và chắc chắn hơn, duy trì lượng canxi cần thiết.

Thai nhi 15 tuần, bạn chưa thể thấy rõ những di chuyển của em bé khi ở trong bụng mẹ, nhưng chỉ vài tuần nữa thôi là bạn có thể cảm nhận rõ ràng.


Thai nhi 15 tuần tuổi.

Cơ thể mẹ

Hormone thai kỳ đang “hành hạ” cơ thể mẹ bầu và cụ thể là chị em có thể sẽ phải chịu đựng những triệu chứng xấu ở răng miệng như viêm nướu, sâu răng. bây giờ, nướu răng của mẹ có thể sẽ rất dễ bị tổn thương và chảy máu. ngoài ra, mẹ có thể phải đối phó với triệu chứng nghẹt mũi, thậm chí là chảy máu cam trong thai kỳ. tuy nhiên, tất cả đều là những tác dụng phụ khi mang thai thôi, mẹ đừng quá lo lắng nhé.

Bài liên quan:

Thai nhi 14 tuần: Bắt đầu mọc tóc

Thai nhi 12 tuần: Tạm biệt ốm nghén

Thai nhi 11 tuần: Buồng trứng hình thành

Thai nhi 10 tuần: Giới tính "lộ diện"

Thêm vào đó, một vài triệu chứng mẹ có thể phải trải qua nữa là ợ nóng và tiêu chảy.

Mẹo nhỏ cho mẹ

Với tình trạng viêm nướu, chảy máu răng, rướu mẹ nên xúc miệng bằng nước muối hàng ngày và nên thăm khám nha sĩ theo lịch định kỳ.

Từ tuần thai này, mẹ cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc tăng cân của cả mẹ và con. Từ tuần 15 thai kỳ, mẹ cần tăng khoảng 0,3-0,5kg mỗi tuần để đảm bảo cơ thể đang đủ chất để phục vụ cho sự lớn lên của thai nhi. Mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo cung cấp đủ protein, sắt và canxi nhé.

Khi mang thai đến tuần 15, bụng bầu đã khá lớn, chị em cần mua những bộ đồ dành riêng cho bà bầu để được thoải mái nhất.

Triệu chứng mang thai 15 tuần

Những triệu chứng phổ biến nhất khi mang thai tuần thứ 15 là:

- Ợ nóng, khó tiêu

- Đầy hơi

- Đau đầu

- Giãn tĩnh mạch

- Đau nhức vùng bụng dưới

Xem thêm: Thai nhi 16 tuần tuổi

Theo H. Đăng (Theo WTE) (Khampha.vn)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/thai-nhi-15-tuan-hoc-cach-tho-c85a169586.html)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY