Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Thai nhi 27 tuần cơ thể mẹ có nhiều thay đổi nhiều so với trước

Khi thai nhi 27 tuần tuổi, bắt đầu mẹ sẽ cảm thấy sự thay đổi rõ ràng của cơ thể. Có một số dấu hiệu sẽ làm cho người mẹ cảm thấy không thoải mái và khó chịu.

Phụ nữ mang thai sẽ có những thay đổi ở chân, bàng quang, bụng và não. để cảm thấy dễ chịu hơn, chị em có thể thực hiện theo một số cách dưới đây.

1. Đau xương chậu

Khi mang thai, hormone làm cho các khớp và dây chằng bị lỏng ra. đây là việc cơ thể người mẹ đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. khớp nối xương chậu sẽ trở nên linh hoạt hơn trong khoảng thời gian này. điều này có thể gây ra đau vùng xương chậu.

lời khuyên: tuần 27 thai nhi đã lớn và bụng to lên bà bầu nên tránh đứng trong thời gian dài và không thực hiện bất kỳ động tác nặng nào.

thai nhi 27 tuan co the me co nhieu thay doi nhieu so voi truoc - 1

Để tránh bị đau xương chậu, mẹ bầu nên tránh đứng lâu và làm việc nặng

2. Bị táo bón

Khi thai nhi được 27 tuần, mẹ có thể cảm thấy việc đi tiêu khó khăn hoặc không thường xuyên. các hormone progesterone có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. hoặc tử cung phát triển cũng có thể gây áp lực lên trực tràng.

lời khuyên: để ngăn ngừa triệu chứng này, mẹ nên uống nhiều nước và bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống của mình. trái cây, rau, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt đều là những lựa chọn giàu chất xơ tốt. ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể đi khám bác sĩ để có thêm những biện pháp an toàn.

3. Thay đổi dịch *m đ*o

Dịch tiết *m đ*o nhìn trong hoặc có màu trắng là bình thường. thậm chí có thể tăng dịch tiết trong thai kỳ. tuy nhiên, nếu mẹ bầu nhận thấy những thay đổi về màu sắc hoặc mùi thì có thể là dấu hiệu của một bệnh nhiễm trùng như viêm *m đ*o do vi khuẩn hoặc nấm.

Lời khuyên: Nếu thấy hiện tượng như vậy thì mẹ nên trao đổi với bác sĩ. Các bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng và đề nghị điều trị khi cần thiết.

4. Thay đổi sắc tố da

Trong thai kỳ tuần 27, cơ thể phụ nữ sẽ tăng cường sản xuất melanin. đó là sắc tố có thể làm cho da trở nên tối hơn. mẹ có thể nhận thấy núm vú trở nên tối màu hơn. ngoài ra còn xuất hiện những mảng màu nâu trên má, mũi và trán gọi là nám da. tuy nhiên, những thay đổi về tông màu da thường là tạm thời và sẽ mờ dần sau khi bạn sinh con.

Lời khuyên: Vì tiếp xúc với tia cực tím có thể làm trầm trọng thêm các mảng tối trên da nên nếu phải ra ngoài, mẹ bầu cần phải che chắn, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

5. Chuột rút ở bụng

Nếu mẹ bị chuột rút ở bụng (có thể bị tiêu chảy hoặc không) từ 27 tuần trở đi thì có thể là dấu hiệu của việc sinh non.

Lời khuyên: Hãy để bác sĩ thăm khám nếu mẹ nhận thấy có hiện tượng chuột rút ở bụng.

thai nhi 27 tuan co the me co nhieu thay doi nhieu so voi truoc - 3

Mẹ hãy đi khám bác sĩ nếu thấy hiện tượng chuột rút ở bụng

6. Những giấc mơ kì lạ

Không phải là hiện tượng hiếm khi người mẹ có một số giấc mơ kỳ lạ khi mang thai. Đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. Nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của mẹ.

Lời khuyên: Để giúp có thể ngủ ngon hơn, mẹ hãy ăn một bữa ăn nhẹ có protein trước khi đi ngủ để lượng đường trong máu tăng lên. Một số thực phẩm có thể tham khảo là bơ đậu phộng hoặc phô mai.

Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/mang-thai/thai-nhi-27-tuan-co-the-me-co-nhieu-thay-doi-nhieu-so-voi-truoc-c383a414400.html)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY