Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thâm cung bí sử (222 - 1): Ánh sáng cầu vồng

MangYTe - Nhạc sĩ Võ Vang đồng điệu với cảm xúc của tôi. Vì thế tôi hoàn toàn có thể giao phần âm nhạc vở Tượng đài tháng Chạp cho Võ Vang.

Còn thiếu một phần nữa, ấy là múa. Lúc đó chúng tôi có hai biên đạo múa là Nguyễn Long và Ái Vinh. Tôi tìm đến nhà Ái Vinh. Tượng đài tháng Chạp là tâm sự của một cô gái Hà Nội, người yêu của Nghiêm Xuân Danh. Nhờ Ái Vinh biên đạo phần múa chắc hợp lý hơn. Sau khi nghe tôi đọc toàn bộ kịch bản văn học, Ái Vinh ôm chầm lấy tôi: "Anh tài quá. Nhìn mắt em đi, đỏ hoe đây này". Thế là hội đủ ba tác giả của Tượng đài tháng Chạp, ba con người tâm huyết, ba trái tim rất dễ xúc động.

Vở đêm Tượng đài tháng Chạp trong hội diễn năm đó giành được Huy chương cao nhất. Tôi sung sướng thật sự. Hóa ra một thằng nhà quê ít được học hành như tôi, nếu có một trái tim biết rung động trước cái đẹp thì cũng có thể làm nên một chút gì đó cho nghệ thuật. Thành công này củng cố chắc chắn vị trí của tôi ở đoàn nghệ thuật. Nhưng thật lòng thì tôi không muốn gắn bó với đoàn lâu dài. Các em diễn viên của đoàn tôi ai cũng trẻ đẹp. Nhìn ai tôi cũng muốn ôm hôn một cái. Thèm khát thế nhưng lại không dám. 10 năm ở chiến trường tôi không sợ giặc, nhưng về đoàn Nghệ thuật thì tôi sợ gái. Sợ phải ăn một cái tát hoặc bị nhổ nước bọt vào mặt. Tôi là thằng nhà quê, ngồi còn hay co chân lên ghế, hay nói trống không, thiếu chủ ngữ. Cấp trên hỏi: "Cậu đã ăn sáng chưa?". Tôi trả lời: "Rồi". Diễn viên đoàn tôi hầu hết là gái Hà Nội, nõn nà, xinh đẹp và rất lịch sự. Tôi làm sao có thể chạm vào những cô gái như thế.

(Còn nữa)

Tiểu phẩm của Khánh Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/gia-dinh/tham-cung-bi-su-222-1-anh-sang-cau-vong-20201118201727448.htm)

Chủ đề liên quan:

cầu vồng gia đình thâm cung bí sử

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY