Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Tham khảo cách chữa zona thần kinh theo y học cổ truyền

Các cách chữa zona thần kinh theo y học cổ truyền được nhiều người áp dụng vì thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ tìm và phù hợp với cơ địa người phương Đông

chữa zona thần kinh theo y học cổ truyền bao gồm việc sử dụng Thu*c uống, Thu*c đắp bên ngoài và châm cứu. để lựa chọn được cách chữa thích hợp, bạn cần xác định thể bệnh thông qua các biểu hiện lâm sàng.

Bệnh zona thần kinh theo quan niệm của y học cổ truyền

Zona thần kinh là tình trạng tổn thương da cấp tính do sự tái hoạt động của varicella zoster virus. bệnh đặc trưng bởi tổn thương da có màu đỏ và xuất hiện những mụn nước nhỏ mọc thành cụm. zona không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể để lại biến chứng lên dây thần kinh, gây ảnh hưởng đến chức năng truyền tín hiệu của cơ quan này.

Y học cổ truyền gọi zona thần kinh là chứng tri thù sang hay hỏa đái sang. đây là chứng bệnh do thấp nhiệt ứ trệ trong cơ thể, gây uất kết khiến kinh lạc không thông nên sinh bệnh.

Y học cổ truyền chia zona thành 4 thể bệnh theo từng nguyên nhân cụ thể:

    Thấp nhiệt gây ứ trệ kinh Tỳ khiến chức năng Tỳ suy giảm, tích lại dưới da và sinh bệnh.

Cách chữa bệnh zona thần kinh theo y học cổ truyền

1. Châm cứu

Châm cứu là biện pháp điều trị bệnh không sử dụng Thu*c. cách chữa này sử dụng kim châm dài, mảnh để tác động đến các huyệt đạo bị ứ trệ nhằm khai thông khí huyết.

Bệnh zona thường gây đau nhức ở các khu vực dọc theo dây thần kinh, vì vậy nên châm cứu ở xung quanh vùng da tổn thương để giảm cảm giác đau.

Châm cứu là phương pháp chuyên sâu cần được thực hiện bởi người có chuyên môn. vì vậy bạn không nên tự ý thực hiện biện pháp này tại nhà. tự thực hiện châm cứu có thể gây tê liệt, tổn thương dây thần kinh và mô mềm.

2. Bài Thu*c uống

Bài Thu*c cho thể thấp nhiệt:

Thể thấp nhiệt đặc trưng bởi tổn thương da có màu đỏ, lưỡi hơi đỏ, có rêu trắng/ vàng, nổi mụn nước thành cụm, vỡ ra gây loét. Để giải thể bệnh này, dùng dược liệu có tác dụng giải độc, lương huyết và thanh hóa thấp nhiệt.

+Thực hiện: Dùng đậu đỏ 15g, địa phu tử 12g, sinh địa 12g, xích thược 10g, rau sam 10g, bội lan 9g, ý dĩ nhân 15g, phục linh bì 12g, kim ngân hoa 12g, xa tiền tử 10g, xa tiền thảo 10g, hoắc hương 9g và cam thảo 6g, đem sắc uống.

Bài Thu*c theo thể can kinh uất nhiệt:

Thể can kinh uất nhiệt có biểu hiện đặc trưng: Bề mặt da đỏ, có nổi nốt sần và mụn nước căng bóng, người mệt mỏi, bứt rứt, ăn không ngon, họng đau, rêu lưỡi vàng.

+Thực hiện: Dùng hoàng cầm 12g, mộc thông 12, chi tử 16g, cam thảo 16g, huyền sâm 16g, long đởm thảo 12g, trạch tả 12g, đương quy 12g, sinh địa 16g, mạch môn 16g, đem sắc uống.

Bài Thu*c theo thể tỳ hư và thấp nhiệt ứ trệ:

Thể bệnh này gây ra các mụn nước lớn, loét, chảy dịch, đi kèm với các triệu chứng toàn thân như rêu lưỡi trắng dày, đầy bụng, phân lỏng.

+Thực hiện: Dùng hậu phác 16g, bạch linh 16g, trạch tả 12g, khương hoạt 12g, bồ công anh 12g, huyết hồ 8g, nhục quế 4g, thương truật 16g, bạch truật 16g, trần bì 12g, trư linh 12g, kim ngân hoa 12g, đại táo 10g, cam thảo 6g, sinh khương 4g, đem sắc uống.

3. Bài Thu*c dùng ngoài

Mặc dù căn nguyên của bệnh là do bên trong cơ thể nhưng mức độ và phạm vi ảnh hưởng của zona thần kinh đều tập trung ở ngoài da. vì vậy cần kết hợp những bài Thu*c dùng ngoài với Thu*c uống để ức chế bệnh toàn diện.

Bài Thu*c đắp cho trường hợp chưa vỡ nốt mụn nước:

+Bài Thu*c 1: Sử dụng ngọn lá khoai lang (nên chọn ngọn tươi, múp) đem giã nát và đắp lên các mụn nước 1 lần/ ngày. Để khoai lang trên da trong 1 ngày, không gỡ xuống, ngày hôm sau khi bã khô, đem bỏ và đắp lớp mới lên.

+Bài Thu*c 2: Dùng muối giã với ngọn cây mướp và đắp lên mụn nước, đợi bã khô là khỏi.

+Bài Thu*c 3: Dùng cây cỏ mực (cỏ nhọ nồi, mặc liên thảo), đem rửa sạch, để ráo rồi giã nát đáp lên vùng da tổn thương hằng ngày cho đến lúc khỏi.

+Bài Thu*c 4: Sử dụng gạo nếp và đậu xanh ủ mềm, nhai nát rồi đắp lên da hằng ngày. Đợi khô rồi đắp lớp mới. Đây là bài Thu*c chữa bệnh zona rất phổ biến trong dân gian.

Bài Thu*c đắp khi mụn nước đã vỡ:

Mụn nước vỡ thường gây đau và để lại sẹo, vì vậy bạn có thể áp dụng bài Thu*c đắp để hạn chế tình trạng trên.

+Thực hiện: Dùng bột thanh đại (bột chàm, nghệ chàm,…) bôi lên mụn lở loét. Thanh đại có tác dụng giải nhiệt, giảm sưng tấy và kháng khuẩn nên có thể giảm đau, nóng rát và giúp vết thương nhanh lành.

Những điều cần lưu khi khi chữa zona thần kinh theo y học cổ truyền

Để đạt kết quả như mong đợi và hạn chế các tác dụng phụ, bạn cần lưu ý một số điều khi chữa zona thần kinh bằng các phương pháp từ y học cổ truyền.

    Có rất nhiều cách chữa zona từ dân gian, tuy nhiên không phải cách chữa nào cũng đem lại hiệu quả. Vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-zona-than-kinh-theo-y-hoc-co-truyen)

Tin cùng nội dung

  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY