Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Thanh niên bị rắn cắn của quý khi đi toilet

Con rắn dài 1,2 m bất ngờ thò lên từ bồn cầu và ngoạm đúng cậu nhỏ của Siraphop, khiến anh chàng vừa la hét vừa chạy ra khỏi phòng tắm.

Con rắn được các nhân viên huấn luyện động vật bắt trong bồn cầu nhà Siraphop. Ảnh: Viral Press.

Tối 8/9, Siraphop Masukarat, 18 tuổi, đang đi vệ sinh thì đột nhiên thấy đau điếng phía dưới. Chàng trai trẻ nhìn xuống và hoảng hồn khi thấy một con rắn dài khoảng 1,2 m đang ngoạm lấy bộ phận Sinh d*c mình. May mắn con vật đã chịu nhả ra ngay.

Siraphop lúc này vừa hét lên vừa chạy thật nhanh ra khỏi phòng tắm nhà mình ở Nonthaburi, cách Bangkok khoảng hơn 20 km về phía bắc. Mẹ của Siraphop cũng hoảng hốt nhưng ra sức trấn an con trai trước khi gọi cho các nhân viên y tế đến đưa Siraphop tới bệnh viện Bang Yai gần đó để điều trị.

Các bác sĩ đã khâu ba mũi ở đầu "của quý" của Siraphop và xử lý vết thương bằng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn có thể tấn công sau vết cắn.

"Chỉ vài giây sau khi ngồi xuống bồn cầu, tôi thấy đau ở bộ phận Sinh d*c và nhìn xuống thì thấy con rắn đang cắn mình. Máu bắn ra khắp nơi. Tuy nó nhỏ nhưng cắn rất đau. Hy vọng vết thương sẽ hồi phục tốt", Siraphop kể lại.

Các nhân viên chăm sóc động vật được gọi tới ngôi nhà hai tầng và bắt đầu tìm kiếm con rắn, khi đó vẫn đang trốn trong bồn cầu. Họ sử dụng thiết bị dụ rắn để bắt con vật, sau đó cho vào một cái túi rồi thả về rừng.

Sutapath, mẹ của Siraphop, cho hay bà vẫn chưa hết sốc sau sự việc trên.

"Tôi thực sự không biết làm cách nào mà con rắn lại bò được vào nhà mình. Có thể nó chui theo đường ống nước nối với toilet. Tôi biết con trai bị cắn rất đau nhưng cũng may không phải là rắn độc. Nếu đó là hổ mang, thằng bé khó mà sống sót. Con trai tôi chắc sẽ thấy sợ hãi mỗi lần đi vệ sinh. Nhưng hiện thằng bé phục hồi tốt ở bệnh viện, tôi cũng biết ơn các nhân viên tình nguyện đã đến bắt con rắn", bà nói.

Theo Ngôi sao

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/bon-phuong/thanh-nien-bi-ran-can-cua-quy-khi-di-toilet-2020091015491452.htm)

Tin cùng nội dung

  • Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • “Con gái tôi có thói quen mỗi khi đi tiêu là đem theo sách vào nhà vệ sinh ngồi đọc. Xin hỏi thói quen này có ảnh hưởng xấu cho sức khỏe?” (Một bạn đọc ở TP.HCM)
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY