Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé 5 tuổi bị suy hô hấp nặng do rắn cạp nia cắn

Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang vừa điều trị thành công cho bệnh nhi 5 tuổi, bị suy hô hấp nặng do rắn cạp nia cắn.

Ảnh: BVCC

Theo thông tin từ bệnh viện, bệnh nhi H.H.L. (5 tuổi, trú tại thôn Bản Vàng, xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang) được gia đình đưa vào Khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng ý thức rối loạn, khó thở nhiều.

Bệnh nhi đươc chẩn đoán: Suy hô hấp - nhược cơ do rắn cạp nia cắn. Trong thời gian đầu điều trị, bệnh nhi được thở máy, các thuốc hỗ trợ chuyên khoa.

Sau 10 ngày được điều trị, chăm sóc tích cực, bệnh nhi đã ổn định và ra viện.

Theo các bác sĩ, rắn cạp nia là một loài rắn độc, nọc rắn cạp nia có chứa các độc tố hậu Synape và đặc biệt độc tố tiền Synape gây liệt kéo dài. Nọc rắn cạp nia miền Bắc và rắn cạp nia miền Nam chứa nhiều độc tố kiểu NatriUretic Peptide tăng thải Natri qua thận dẫn tới hạ Natri máu.

Hầu hết các trường hợp bị rắn cạp nia cắn sẽ bị liệt cơ dẫn tới suy hô hấp và tử vong nếu không được đưa tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời. huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu, giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian nằm viện và giảm các biến chứng.

Để phòng ngừa rắn cắn, người dân cần cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, thu hoạch mùa màng và thời gian vào ban đêm.

Cố gắng đi ủng, dày cao cổ và quần dài, đặc biệt khi đi trong đêm tối, đi qua khu vực nhiều cây cỏ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/be-5-tuoi-bi-suy-ho-hap-nang-do-ran-cap-nia-can-2022101007565199.chn)

Tin cùng nội dung

  • Tôi nghe nói khi bị rắn cắn thì phải ga rô chỗ rắn cắn lại để đề phòng nọc độc chạy vào tim nhưng có người lại bảo không nên làm như vậy. Xin quý báo tư vấn giúp.
  • T*i n*n rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và những người trong gia đình lúng túng, chậm trễ… nhiều khi không cứu nổi.
  • Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY