Khoa học hôm nay

Vụ bé trai 4 tuổi bị rắn cắn ở Quảng Ngãi: Đây là loài rắn còn đáng sợ hơn hổ mang chúa

Quảng Ngãi hiện tại đang là thời điểm chuyển từ mùa nắng sang mùa mưa, cũng là giai đoạn rắn hoạt động nhiều.

Mới đây, vào ngày 20/09/2021, trên trang báo quảng ngãi đã đưa tin về một vụ việc bé trai 4 tuổi ở xã hành nhân (nghĩa hành) bị một con rắn hổ lửa cắn và phải nhập viện tại bệnh viện sản-nhi tỉnh trong tinh trạng nguy kịch.

Nạn nhân đã được truyền huyết tương liên tục do bị rối loạn đông máu nặng nhưng vẫn không cầm được máu nên ngay sau đó đã được chuyển lên tuyến trên điều trị vì nguồn huyết tương của bệnh viện có hạn.

Rắn hoa cỏ cổ đỏ. Ảnh: Báo Bình Phước

Trước đó, vào trưa ngày 18/9 thì bé trai này đã phát hiện ra một con rắn hổ lửa hay còn gọi là rắn hoa học trò khi đang chơi ngoài sân nhà. vì tò mò nên cậu bé đã bắt con rắn lên chơi và bị cắn vào tay trái.

Lúc xảy ra sự việc thì nạn nhân không có dấu hiệu bất thường nên người mẹ cho rằng đó là một con rắn không có nọc độc. Tuy nhiên đến tối thì gia đình phát hiện vết cắn bị chảy máu không ngừng và không cầm được nên sáng hôm sau đã đưa bé đi bệnh viện.

Vậy loài rắn hổ lửa là loài rắn có nọc độc như thế nào?

Rắn hổ lửa (hay còn gọi là rắn hoa cỏ cổ đỏ, sái cổ đỏ) có tên khoa học là rhabdophis subminiatus. loài rắn này từng xuất hiện trong bài thơ 'rắn đầu biếng học' của lê quý đôn (thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ).

Đây là loài rắn mà nhiều người hiểu nhầm là loài rắn vô hại hay không có nọc độc do rắn hổ lửa có răng nanh độc nhỏ và nằm sâu trong hàm - rear fang (khác với các loài rắn độc có răng nanh lớn và nằm ở trước hàm - front fang).

Rắn có răng nanh mọc trước và rắn có răng nanh mọc sau. Ảnh: Thành Luân

Nọc độc của loài rắn này được tiết ra từ tuyến duvernoy, nếu bị loài rắn này cắn thì vết thương sẽ ra máu không ngừng, tan máu, ngoài ra nạn nhân còn gặp khó khăn trong hô hấp và thận bị tổn hại (xem thêm tại đây).

Mặt khác thì hiện nay không có huyết thanh kháng nọc rắn hổ lửa (nhật bản đang nghiên cứu) nên người dân phải hết sức cẩn thận, tuyệt đối tránh xa loài rắn này. nếu không may bị cắn thì phải rửa sạch vết thường và nhanh chóng đưa tới trung tâm y tế gần nhất.

Có thể thấy dù vẻ ngoài hiền lành, tưởng chừng vô hại nhưng rắn hổ lửa có nọc độc còn nguy hiểm hơn cả rắn hổ mang chúa, rắn cạp nong và cạp nia vì chúng ta chưa có huyết thanh kháng độc cho loài rắn này, ngay cả lọc máu cũng không mang lại hiệu quả tuyệt đối.

Theo Báo Tổ quốc

Link bài gốc Lấy link

http://ttvn.toquoc.vn/vu-be-trai-4-tuoi-bi-ran-can-o-quang-ngai-day-la-loai-ran-con-dang-so-hon-ho-mang-chua-8202121924827921.htm

Theo Báo Tổ quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/vu-be-trai-4-tuoi-bi-ran-can-o-quang-ngai-day-la-loai-ran-con-dang-so-hon-ho-mang-chua/20210921081851748)

Tin cùng nội dung

  • Tôi nghe nói khi bị rắn cắn thì phải ga rô chỗ rắn cắn lại để đề phòng nọc độc chạy vào tim nhưng có người lại bảo không nên làm như vậy. Xin quý báo tư vấn giúp.
  • T*i n*n rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và những người trong gia đình lúng túng, chậm trễ… nhiều khi không cứu nổi.
  • Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY