Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Thấy đau ngực trái, đừng phớt lờ

Không phải là đau ngực trái là chỉ có bệnh tim mạch, ThS.BS Phan Thái Hảo, giảng viên Bộ môn Nội tổng quát, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết.
 

Theo y văn người ta ghi nhận có nhiều nguyên nhân gây đau ngực trái trong số các bệnh nhân đi khám bệnh:

- Bệnh tiêu hóa chiếm tỉ lệ 42% (trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm tụy cấp, viêm túi mật cấp);

- Bệnh tim thiếu máu cục bộ 31% (nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực không ổn định);

- Đau thành ngực chiếm tỉ lệ 28%;

- Các bệnh khác: viêm màng ngoài tim chiếm tỉ lệ 4%; viêm phổi-màng phổi 2%; thuyên tắc phổi 2%; ung thư phổi 1%; phình động mạch chủ ngực 1%; hẹp van động mạch chủ 1%, bệnh zona 1%. 

Và đây cũng là một trong ba nguyên nhân khiến bệnh nhân đi khám bệnh nhiều nhất sau đau bụng và đau lưng.

Tuy nhiên BS Hảo cũng cho biết thêm khi có biểu hiện đau như vậy nhưng có nhiều người vẫn phớt lờ.

Bà Nguyễn Thị Ngọc (50 tuổi) than đau ngực trái khi đang làm việc, nghỉ ngơi một chút thấy bớt đau nên cứ nghĩ là do làm việc nhiều nên bị đau cơ thôi rồi không đi khám.

Nhưng sau đó bà nhập viện vì nhồi máu cơ tim cấp. Khi bác sĩ hỏi tình trạng bệnh mới biết bà đã có biểu hiện đau ngực này trước đó mấy tháng rồi mà chủ quan không đi khám.

“Cũng có nhiều bệnh nhân hoặc là không có thời gian đi khám bệnh hoặc là khám sợ ra nhiều bệnh nên cứ sống chung với các cơn đau, đến khi không chịu đựng được nữa người thân đưa đi cấp cứu mới phát hiện ra bệnh”- BS Hảo nói.

Đau ngực trái có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chia làm 2 nhóm chính: nguyên nhân phổ biến là các bệnh đường tiêu hóa; và nguyên nhân không phổ biến nhưng nguy hiểm đe dọa tính mạng là nhồi máu cơ tim; thuyên tắc phổi; phình bóc tách động mạch chủ ngực; tràn khí màng phổi.

Tùy theo đặc điểm của cơn đau ngực người ta chia đau ngực thành 3 loại: 

- Đau ngực do bệnh mạch vành (đau ngực trái hay vùng sau xương ức, đau kiểu thắt nghẹt, bóp nghẹt, lan lên vai, cằm, xảy ra khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi) nguyên nhân do nhồi máu, thiếu máu cơ tim; 

- Đau ngực do tim mà không phải bệnh mạch vành như: phình bóc tách động mạch chủ ngực, viêm màng ngoài tim, hẹp van động mạch chủ;

- Đau ngực không phải do tim như bệnh phổi: viêm phổi, thuyên tắc phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi, bệnh tiêu hóa: trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày-tá tràng, viêm tụy cấp, viêm túi mật...

Thông thường, theo độ tuổi nam >40 tuổi, nữ >50 tuổi thì khả năng bị bệnh mạch vành cao hơn nhóm tuổi còn lại nhất là những người có yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như: tăng huyết áp, đái tháo đường, hút Thu*c lá, rối loạn lipid máu, tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm thì khả năng bị bệnh mạch vành cao hơn những người khác.

Người ta chia mức độ đau theo thang điểm 10. 1/10-3/10 là đau nhẹ; 4/10-6/10 là đau trung bình và 7/10-10/10 là đau nặng. Mức độ đau không dùng để chia ra nguyên nhân gây đau ngực, mà dùng để đánh giá và theo dõi điều trị cơn đau ngực.

Chính vì vậy, các bác sĩ vẫn thường khuyến cáo hãy lắng nghe cơ thể, khi có những dấu hiệu nào bất thường và thường xuyên xảy ra hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chẩn đoán bệnh kịp thời. Dù một phần nhỏ đau ngực trái có thể do yếu tố tâm lý, nhưng dù vậy, sức khỏe tâm lý cũng cần được chăm sóc để không biến chuyển thành những bệnh lý thể chất khác.

Theo Lam Xuân - Tuổi trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/thay-dau-nguc-trai-dung-phot-lo-n346392.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm, thường có diễn biến âm thầm và có thể để lại những di chứng nặng nề...
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Chào Mangyte. Xin cho tôi được hỏi gói khám về Tim mạch tổng quát tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin (số 10 Trương Định, Q.3, TPHCM) là bao nhiêu và gồm những xét nghiệm gì? Chân thành cảm ơn. (Hồng Bích Thúy - TPHCM),
  • BS ơi, tôi muốn kiểm tra tổng quát tim mạch nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Mangyte tư vấn giúp tôi chi phí kiểm tra tại phòng khám Yersin khoảng bao nhiêu để tôi chuẩn bị. Chân thành cảm ơn. (Minh Hoàng - Quận 4, TPHCM)
  • Chào Mangyte, Bố em năm nay ngoài 50 tuổi. Gần đây bố em hay bị đau lồng ngực và khó thở, đi khám thì BS bảo bố em bị thiếu máu tim cục bộ. Em rất mong Mangyte tư vấn cho người nhà em bệnh viện nào khám bệnh tim tốt nhất hiện nay ở TPHCM? Chi phí khoảng bao nhiêu? Và có thể khám trong ngày hay không? Em cảm ơn Mangyte. (Ái Nguyễn - ainhu...@gmail.com)
  • Xin kính chào Mangyte! Tôi bị đau ngực đã lâu năm, hay bị hồi hộp. Tôi muốn khám tim ở Viện tim TPHCM nhưng không biết ở đây có cho khám BHYT vượt tuyến không? Chi phí khám như thế nào? Có phải lấy số xong rồi mới hẹn lịch khám hay được khám luôn trong ngày? Xin chân thành cảm ơn Mangyte nhiều! (Thúy Hồng - Đồng Nai)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Một số mẹo nhỏ như chườm lạnh, thoa kem, mặc áo ngực khi ngủ, tắm nước ấm có thể giúp giảm đau ngực trong suốt giai đoạn mang thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY