GD&TĐ - Hơn 10 năm qua, thầy giáo ở Quảng Trị đã không quản ngại vất vả, miệt mài dạy bơi miễn phí cho cả ngàn trẻ em nơi vùng trũng, ngay trên đoạn kênh thủy lợi ở cạnh nhà. Thầy Tước hướng dẫn cho 2 em khuyết tật các động tác khi bơi.
“Huấn luyện viên” của hơn 1.500 học trò vùng lũ Tốt nghiệp Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng năm 1998, thầy Nguyễn Viết Tước nhận nhiệm vụ tại Trường THCS Hải Hòa (thuộc xã Hải Phong, huyện Hải Lăng).
Trường học nằm tại vùng rốn lũ, với hệ thống ao hồ, kênh mương phân bố rải khắp đồng điền, cùng với dòng sông Ô Lâu trải dài xanh thẳm. Trong khi đó, số lượng học sinh ở địa phương chưa biết bơi chiếm tỷ lệ lớn, nên tiềm ẩn cao nguy cơ đuối nước.
Từng chứng kiến nhiều vụ đuối nước thương tâm xảy ra trên địa bàn, nên sau mỗi tiết học, bên cạnh việc nhắc nhở học sinh, thầy tước đã quyết định mở lớp dạy bơi miễn phí ngay trên dòng ô lâu.
Từ năm 2003 – 2007, đều đặn 4 ngày/tuần, thầy Tước lại thu xếp hành trang chạy xe đến bờ sông Ô Lâu chờ đám trẻ. Với sự hướng dẫn tận tình của thầy, chỉ sau vài buổi học, nhiều em trong trường dần bơi đúng kỹ thuật và bơi được nhiều kiểu. Tiếng lành đồn xa, một số em ở phía bên kia bờ Ô Lâu thuộc huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên - Huế) cũng qua cầu đến xin học bơi.
Gắn bó dạy học ở Hải Phong một thời gian, năm 2009, thầy Tước chuyển về trường gần nhà (Trường Tiểu học & THCS Hải Vĩnh, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng). Cũng như trường cũ, thấy nhiều học trò tiểu học, THCS, thậm chí cả những em đã là sinh viên cũng không biết bơi, thầy Tước đề xuất lên xã nguyện vọng được dạy bơi cho con em ở quê. Thế nhưng, cả chính quyền lẫn phụ huynh đều ái ngại vì mức độ nguy hiểm của công việc này.
chương trình “Tôn vinh nhà giáo tiêu biểu”.Không nản chí, năm 2011, thầy Tước lần nữa làm đơn trình bày lên xã xin được mở lớp dạy bơi miễn phí. Đồng thời “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh trong làng an tâm giao con em của mình cho thầy quản lý.
Nhận thấy đây là công tác thiết thực, cần được triển khai, nên đề xuất lần này của thầy đã nhận được sự đồng tình từ các bên liên quan. Vì thế, khóa học đầu tiên được tổ chức vào hè năm 2011, đã có 115 em đăng ký tham gia.
“Có trò rồi, mình bắt đầu khảo sát địa hình tìm chỗ dạy bơi. Tuy nhiên, các ao hồ trong xã lượng bùn quá nhiều, còn dòng sông Vĩnh Định đoạn chảy qua địa bàn cũng bị ô nhiễm nên không thể làm bể bơi được.
Trong lúc đang nan giải việc lựa tìm vị trí phù hợp, tôi phát hiện, ngay tại thôn Lam Thủy có tuyến kênh thủy lợi N4 chảy ngang qua, có thể tận dụng dòng nước làm bể bơi cho các em. Vì thế, tôi xin ý kiến lãnh đạo địa phương, sau đó chặt vài cây tre gác ngang lòng kênh, rồi dùng dây thừng cột cố định tạo thành các ô để phân ra từng nhóm học. Đồng thời, tôi bỏ tiền túi mua thêm một số phao tập bơi cho các em. Ngày 10/6/2011, khóa học bơi đầu tiên với 4 lớp chính thức được khai giảng tại đây”, thầy Tước nhớ lại.
Kể từ lúc gắn bó với công việc “huấn luyện viên bơi” cho đến nay cũng đã hơn 10 năm, thầy Tước đã phổ cập bơi cho hơn 1.500 học sinh ở nơi vùng lũ của tỉnh Quảng Trị. Trong số này, nhiều em đã giành được nhiều giải thưởng cao tại cuộc thi bơi lội do các cấp ngành tổ chức.
Em Nguyễn Trí Bình Minh (học sinh lớp 4, Trường Tiểu học & THCS Hải Vĩnh) chia sẻ: “Thầy Tước chỉ dạy rất tận tình nên em dễ dàng tiếp thu, nhờ vậy mà sau 5 buổi học em đã biết bơi. Đi học ở chỗ thầy vừa không mất học phí, lại gần nhà nên ba mẹ em đỡ vất vả chuyện đưa đón”.
Những mùa hè không kỳ nghỉ Suốt hơn 10 năm qua, chưa mùa hè nào thầy Tước có một kỳ nghỉ trọn vẹn. Đều đặn từ 6 – 8 giờ sáng và 16 – 18 giờ chiều mỗi ngày, trên đoạn kênh thủy lợi N4 lại vang lên tiếng còi hiệu lệnh quen thuộc của thầy giáo làng cùng tiếng cười đùa, hò reo của lũ trẻ.
Không chỉ dạy bơi, thầy Tước còn rèn luyện thêm kỹ năng sơ cứu, cách xử lý khi gặp người bị đuối nước, cũng như cách ứng phó với thời tiết trong mùa mưa lũ... Chính nhờ vậy mà suốt nhiều năm qua, trên địa bàn xã Hải Hưng đã không còn trường hợp trẻ em bị T*i n*n đuối nước. Đối với thầy Tước, đây chính là niềm hạnh phúc lớn lao, động lực giúp bản thân thêm gắn bó với công việc đặc biệt này.
Hiệu quả rõ rệt từ mô hình này nên cứ mỗi năm, số lượng học sinh đăng ký học bơi tăng dần. Không chỉ trong xã, con em ở các xã lân cận trong huyện Hải Lăng như Hải Ba, Hải Lâm, Hải Thọ, thị trấn Khe Sanh… và một số xã của khu vực huyện Triệu Phong như Triệu Thành, Triệu Long… Thậm chí, con em ở nhiều tỉnh, thành phía Nam theo gia đình về thăm quê cũng đến xin học bơi.
Theo thầy tước, trung bình mỗi hè, thầy tổ chức 2 khóa đào tạo bơi lội, mỗi khóa có 2 - 3 lớp, với số lượng 25 - 30 học sinh/lớp, ở đủ mọi độ tuổi (từ 3 tuổi đến học sinh ở cấp thpt). tuy nhiên, trong 2 mùa hè qua (năm 2020 và 2021), do ảnh hưởng của dịch covid-19 nên để bảo đảm an toàn công tác phòng dịch, mỗi lớp học bơi được thầy sắp xếp chưa đến 20 em, chia làm nhiều ca trong ngày.
“Học bơi trên dòng kênh thủy lợi có nhiều ưu điểm. Các em được tiếp xúc trực tiếp với lực dòng chảy của nước, làm quen với môi trường thiên nhiên. Khi xảy ra tình huống bị trượt chân hoặc rơi xuống khu vực ao hồ, hay sông ngòi, các em dễ xoay xở, phát huy bản năng sinh tồn.
Chỉ có điều, các em học bơi đều ở lứa tuổi hiếu động, thường hay đùa nghịch, chạy nhảy. Trong khi bờ kênh thủy lợi vừa dốc, nền xi măng lại trơn trượt nên dễ xảy ra té ngã, làm xây xước, khiến mình cũng như phụ huynh lo lắng. Do vậy, mình rất mong các cấp ngành quan tâm, tạo điều kiện và hỗ trợ ít kinh phí để xây một đoạn bậc thang lên xuống, giúp các em đi lại an toàn và thuận tiện”, thầy Tước tâm sự.
Trong mùa hè vừa qua, bên cạnh việc tổ chức dạy bơi cho học sinh trên kênh thủy lợi, thầy tước còn đứng lớp dạy bơi miễn phí cho 15 em khuyết tật tại địa bàn xã.
Đây là lớp học bơi đầu tiên dành cho trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh quảng trị do tỉnh đoàn phối hợp với đoàn thanh niên xã hải hưng tổ chức. hoạt động này hướng đến mọi trẻ em đều được hướng dẫn, trang bị kỹ thuật bơi lội cơ bản, giúp tự bảo vệ bản thân trong trường hợp cần thiết.
“Nhìn các em khuyết tật sau vài buổi học đã bạo dạn khi tiếp xúc với nước, rồi cười đùa, quẩy nước bắn tung tóe mà mình vui lây. Chỉ mong sân chơi ý nghĩa này sẽ được duy trì, giúp các em nâng cao thể chất, bớt đi sự thiệt thòi mà bản thân đang gánh chịu”, thầy Tước bộc bạch.