Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thế giới tăng tốc “cuộc đua” tìm Thuốc trị Covid-19

Dân trí Phát triển Thuốc mới thông thường mất nhiều năm, nhưng giới khoa học đang chạy đua thời gian để nghiên cứu cách trị Covid-19 từ các chất hoặc loại Thuốc sẵn có, giữa lúc dịch bệnh hoành hành khắp nơi. Mỹ: Tu vong vì tự ý uống chất giống Thuốc sốt rét để ngăn ngừa Covid-19 Bộ Y tế: Không chỉ định điều trị Covid-19 bằng Thuốc chữa sốt rét Thuốc chữa coronavirus đã được thử nghiệm thành công ở Pháp

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lây lan trên phạm vi toàn cầu với số ca Tu vong tăng nhanh mỗi ngày, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi cuối tuần qua đã liệt kê các phương án điều trị căn bệnh do virus corona mới (SARS-CoV-2) gây ra.

Các phương án trên bao gồm Thuốc trị Ebola remdesivir, Thuốc trị sốt rét chloroquine, hỗn hợp Thuốc trị HIV lopinavir và ritonavir, hỗn hợp lopinavir và ritonavir cộng với interferon beta.

Hiện chưa có bất cứ loại Thuốc kháng virus có sẵn nào được chỉ định dùng để điều trị Covid-19.

Trong các phương án trên, remdesivir sản xuất bởi công ty Gilead Sciences (Mỹ) đang được xem là một trong những loại Thuốc tiềm năng để trị Covid-19. Có khoảng 5 thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn đang được tiến hành liên quan tới Thuốc này. Kết quả của 2 thử nghiệm sẽ được công bố vào đầu tháng sau.

Remdesivir lần đầu được đưa vào phác đồ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nguy kịch ở Trung Quốc hồi đầu tháng 2 dưới dạng “cứu trợ khẩn cấp”. Sau đó, một số nước cũng đưa remdesivir vào điều trị bệnh nhân Covid-19. Nhu cầu sử dụng Thuốc nói trên để “cứu trợ khẩn cấp” cao tới mức nhà sản xuất Gilead Sciences đã quyết định sẽ tạm dừng việc cho phép sử dụng Thuốc trên các bệnh nhân mới.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết, Thuốc remdesivir tiêm vào tĩnh mạch đã ức chế sự nhân lên của virus. 

Tuy nhiên, đó mới chỉ là kết quả khảo sát bước đầu. Việc thử nghiệm lâm sàng là cần thiết để khẳng định được sự hiệu quả và an toàn của remdesivir với bệnh nhân Covid-19. Chính vì vậy, Gilead Sciences không để Thuốc được sử dụng quá rộng rãi trong các phác đồ điều trị hiện tại.

Theo thông tin đăng tải trên trang web của WHO, các thử nghiệm trước đây của remdesivir khi điều trị Ebola cho thấy có khả năng làm bệnh nhân bị nhiễm độc gan.

“Remidesivir có tiềm năng trị bệnh, nhưng còn quá sớm để biết được nó có phải là phương pháp điều trị hiệu quả có thể dùng rộng rãi hay không”, nhà virus học Jeremy Rossman của Đại học Kent (Anh), cho hay.

Một loại Thuốc khác, chloroquine, thu hút sự chú ý sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ đạo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) xem xét khả năng sử dụng Thuốc chống sốt rét để điều trị virus corona chủng mới.

Hồi tháng 2, một nhóm nghiên cứu do ông Wang Manli của Học viện khoa học Trung Quốc dẫn đầu cho biết họ phát hiện chloroquine đã thành công trong việc ngăn chặn sự sao chép của virus SARS-CoV-2 trong tế báo người được nuôi cấy.

Thuốc trên đã được đưa vào hướng dẫn trị bệnh của Trung Quốc và chuyên gia bệnh truyền nhiễm nước này Zhong Nanshan nói rằng chloroquine an toàn hơn vì nó đã được cấp phép sử dụng để chữa sốt rét.

Tuy nhiên, FDA tuyên bố rằng họ chưa thông qua việc đưa chloroquine vào điều trị Covid-19, nhấn mạnh nhiều thử nghiệm cần phải được thực hiện để xem xét tính an toàn và hiệu quả của Thuốc.

Chuyên gia Rossman cũng tỏ ra chưa chắc chắn về ứng dụng của chloroquine trong điều trị Covid-19.

“Trên người, choloroquine hoạt động tốt trong việc chống sốt rét, nhưng đó là cơ chế khác so với cơ chế chống virus. Cần nhiều nghiên cứu hơn để tìm ra bằng chứng về việc dùng chloroquine như một loại Thuốc chống virus trên người. Trong một số thử nghiệm chống virus, chloroquine đã từng làm cho bệnh nặng hơn trên một số động vật”, ông Rossman nhấn mạnh.

Lopinavir ritonavir là nhóm Thuốc được sử dụng để điều trị HIV/AIDS. Tuy 2 Thuốc này đang nằm trong thử nghiệm, tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy nó dường như không hiệu quả, theo nghiên cứu dẫn đầu bởi phó chủ tịch bệnh viện hữu nghị Trung Quốc - Nhật Bản Cao Bin đăng tải trên tạp chí y khoa New England Journal hôm 18/3.

Cuối cùng, một ứng cử viên khác trị Covid-19 đang được giới khoa học nhắc tới là loại Thuốc trị cảm cúm của Nhật Bản mang tên favipiravir do công ty hóa chất Fujifilm Toyama phát triển.

340 công dân Vũ Hán và Thâm Quyến ở Trung Quốc đã tham gia thử nghiệm loại Thuốc trên. Kết quả cho thấy nó có độ an toàn cao và “có hiệu quả trong việc điều trị”, quan chức Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc Zhang Xinmin cho hay.

Tuy nhiên, vẫn cần có thêm nhiều thử nghiệm khác được thực hiện với loại Thuốc kể trên trên quy mô lớn hơn để xem xét tính hiệu quả trong trị liệu. Favipiravir hiện không nằm trong danh sách Thuốc thử nghiệm trị Covid-19 do WHO công bố.

Đức Hoàng

Theo SCMP

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/the-gioi/the-gioi-tang-toc-cuoc-dua-tim-thuoc-tri-covid-19-20200324112416725.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, đạm, đường, do ăn uống không hợp vệ sinh
  • Hiện nay, Việt Nam đã thành công trong ghép thận, gan, tim và đang tiến tới ghép phổi, tụy cho bệnh nhân.
  • John Sheppard (78 tuổi, người Mỹ) đã lập kỷ lục thế giới khi hiến máu tới lần thứ 315. Ông John Sheppard bắt đầu hiến máu từ khi mới 18 tuổi.
  • Có một thế giới thật khác: sống động, ấn tượng nhưng gần gũi, trong sáng. Đó là lăng kính nhìn cuộc sống của Nem, một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ.
  • Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 9/10 thông báo hơn 350 triệu người trên toàn cầu đang bị trầm cảm, theo hãng tin AAP của Úc.
  • Thế giới hiện có khoảng 150 triệu người bị trầm cảm, trên 125 triệu người bị ảnh hưởng do sử dụng rượu, trên 40 triệu người bị động kinh và 24 triệu người bị mất trí.
  • Trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ. Khi các mạch máu tĩnh mạch bị ứ máu thành tĩnh mạch bị giãn ra, sung huyết.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY