Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Thêm 1 Covid-19 ca Tu vong dù đã 3 lần âm tính

Ngày 26/8/2020, Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng thông tin về trường hợp bệnh nhân số 453 Tu vong.

Bệnh nhân 453 (BN 453): Là nữ, 56 tuổi, trú tại phường Thọ Quang, Q. Sơn Trà, Đà Nẵng.

Tiền sử: Covid-19, tăng huyết áp, suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận chu kỳ, tai biến mạch máu não.

Bệnh nhân đã được xét nghiệm âm tính 3 lần với SARS-CoV-2 vào ngày 19/8, 21/8, 23/8. Tối ngày 25/8, bệnh nhân Tu vong tại Trung tâm y tế Hòa Vang do các biến chứng của bệnh nền nặng.

Chẩn đoán khi Tu vong: sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng không phục hồi, viêm phổi, suy thận mạn tính giai đoạn cuối, suy tim, tai biến mạch máu não.

Như vậy, đến nay Việt Nam có 28 trường hợp Tu vong do Covid-19 và 3 trường hợp Tu vong sau khi mắc Covid-19 đã âm tính.

GS.TS Nguyễn Gia Bình, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Tổ trưởng Tổ Hội chẩn chuyên môn chăm sóc điều trị ca bệnh Covid-19 diễn biến nặng cho biết việc điều trị các bệnh nhân trong giai đoạn hiện nay gặp nhiều khó khăn. Nhiều bệnh nhân nặng, tuổi cao, kèm theo nhiều bệnh mạn tính như chạy thận nhân tạo, suy tim, đái tháo đường.

Giai đoạn trước có những bệnh nhân nặng, chúng tôi tập trung dồn sức vào điều trị, thì bệnh nhân có khả năng phục hồi được.

Tuy nhiên lần này, các bệnh nhân nặng, kèm nhiều bệnh mạn tính, hằng ngày đã sống nhờ máy móc giờ chỉ thêm một chút bất thường thì rất khó chống đỡ.

Bệnh nhân sau khi đã âm tính với virus SARS-CoV-2 nhưng tình trạng nhiễm trùng nặng, các bệnh lý đi kèm có nhiều biến chứng nên dù âm tính với virus SARS-CoV-2 thì họ vẫn có nguy cơ Tu vong do bệnh lý nền bất cứ lúc nào.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/them-1-benh-nhan-covid-19-ca-tu-vong-du-da-3-lan-am-tinh-20200826153548888.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tăng huyết áp (THA) là căn bệnh đáng sợ và được mệnh danh là kẻ Gi*t người thầm lặng.
  • Bệnh tăng huyết áp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân bên trong dẫn đến tăng huyết áp phải kể đến các bệnh về thận, xơ vữa động mạch, cường năng tuyến giáp, nhiễm độc thai nghén
  • Sơn tra còn gọi hồng quả, sơn lý hồng, yên chi..., là quả chín già của cây Bắc sơn tra. Ở Việt Nam có 2 cây được bán với tên sơn tra là chua chát.
  • Tôi 45 tuổi, khoảng nửa năm nay chuyện “sinh hoạt” với vợ suy giảm hẳn. Tôi đi khám, bác sĩ cho biết tôi bị cao huyết áp.
  • Người bị tăng huyết áp nhẹ: có số đo huyết áp tối đa từ 140 - 159mmHg và/hoặc số đo của huyết áp tối thiểu từ 90-99mmHg
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY