Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thói quen làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông có thể rất nguy hiểm và một số thói quen nhất định sẽ khiến mọi người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Hiệp hội tim mạch mỹ (aha) cho biết: “nhiều yếu tố có khả năng gây đông máu quá mức, dẫn đến lưu lượng máu bị hạn chế hoặc bị tắc nghẽn. cục máu đông có thể gây đau tim, đột quỵ, tổn thương các cơ quan trong cơ thể hoặc thậm chí t* vong”.

Theo tổ chức này, hút thu*c lá làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông không mong muốn và làm cho các tiểu cầu kết dính với nhau nhiều hơn. hút thu*c cũng làm hỏng lớp lót của mạch máu, dẫn đến hình thành các cục máu đông.

Ảnh: Getty

Trung tâm y tế Mayo Clinic cho biết hạn chế ngồi yên trong thời gian dài, vận động nhiều hơn cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Các yếu tố rủi ro khác có thể là do tình trạng ít vận động nếu bạn đang nằm viện hoặc mới xuất viện, đặc biệt là nếu bạn không thể di chuyển nhiều sau khi phẫu thuật. Nếu bạn có nguy cơ cao bị đông máu sau khi nhập viện, hãy làm theo lời khuyên của chuyên gia y tế để ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

Ngoài ra, nguy cơ hình thành cục máu đông cũng cao hơn trong các trường hợp sau:

- Bạn bị thừa cân hoặc béo phì

- Sử dụng biện pháp Tr*nh th*i nội tiết tố kết hợp, chẳng hạn như Thu*c viên kết hợp

- Bạn đang mang thai hoặc mới sinh con

- Bạn đang gặp tình trạng viêm nhiễm như bệnh Crohn hoặc viêm khớp dạng thấp

- Người trên 60 tuổi, mặc dù tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

- Uống nhiều rượu dẫn đến mất nước – tình trạng này khiến mạch máu thu hẹp và máu đặc lại, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

Bên cạnh đó, phẫu thuật hoặc các thủ thuật được thực hiện trên mạch máu cũng có thể làm tổn thương thành mạch, dẫn đến hình thành cục máu đông./.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/thoi-quen-lam-tang-nguy-co-hinh-thanh-cuc-mau-dong-20220527112701501.chn)

Tin cùng nội dung

  • Gan là một loại thực phẩm tuyệt vời cho máu vì nó chứa hàm lượng sắt rất lớn. Cứ 100gr gan gà thì có chứa 9mg sắt rất có ích cho cơ thể.
  • Củ hành quen thuộc trong bếp làm gia vị thật tuyệt, nhưng tuyệt hơn nữa là nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  • Bao cao su ngừa thai vừa phòng tránh bệnh lây nhiễm qua đường T*nh d*c nhưng đòi hỏi sự khéo léo. Tr*nh th*i bằng các biện pháp tự nhiên rẻ tiền thì hiệu quả không cao.
  • Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh hay gặp, nhất là ở người cao tuổi, nữ mắc nhiều hơn nam. Đây là nguyên nhân hàng đầu trong nhóm bệnh lý khớp viêm gây tàn phế, mất khả năng vận động và tăng nguy cơ Tu vong ở người cao tuổi.
  • Với tính chất tự miễn, viêm khớp dạng thấp (VKDT) còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp tác động đến nhiều khớp và nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể nhưng biểu hiện rõ nhất là tại khớp.
  • Cùng có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp nên nhiều bệnh nhân dễ nhầm VKDT với bệnh gút, dẫn tới điều trị không đúng cách, khiến bệnh ngày càng nặng.
  • Chất làm tan cục máu đông còn được gọi là liệu pháp tiêu sợi huyết, đây là biện pháp điều trị làm tan cục máu đông nguy hiểm trong lòng mạch.
  • Theo y học cổ truyền, nam ngưu tất có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, tác dụng bổ thận, mạnh gân cốt được sử dụng để chữa viêm khớp
  • Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mãn tính thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Không giống như các tổn thương có tính hao mòn trong thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến lớp lót trong của bao khớp, gây ra sưng đau, cuối cùng có thể dẫn đến mòn xương và biến dạng khớp.
  • Những biện pháp Tr*nh th*i an toàn và phù hợp với bạn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY