Mắt hôm nay

Thời tiết giao mùa, cẩn trọng với bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và tạo thành dịch. Một số bác sĩ chuyên khoa Mắt cảnh báo, đau mắt đỏ thường bùng phát vào tháng 9, tháng 10.

BS Ngô Thị Thanh Tú - Khoa Khám Mắt - Bệnh viện mắt - Răng Hàm Mặt TP Cần Thơ sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Bệnh đau mắt đỏ còn gọi là bệnh viêm kết mạc. bệnh do tình trạng viêm nhiễm ở màng kết mạc của mắt (là màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu, nằm ở phía trong mí mắt) gây ra.

Bệnh thường xảy ra ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới, lây lan nhanh và tạo thành dịch.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ?

Bệnh đau mắt đỏ có rất nhiều nguyên nhân gây ra, thường gặp nhất do nhiễm virus. loại virus thường gặp là adenovirus type 3, 7, 8 và 19 thường gây dịch bệnh lan rộng.

Thứ hai là do vi khuẩn: Những vi khuẩn gram dương như tụ cầu, liên cầu hoặc gram âm như Neisseria...

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như dị ứng do gió bụi, bụi phấn, nấm mốc trong không khí cũng gây bệnh kéo dài và hay tái phát.

Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân đặc biệt ít gặp hơn nhưng phải được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.

Adenovirus là tác nhân chủ yếu gây bệnh đau mắt đỏ

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ gồm:

- Triệu chứng cơ năng như: chảy nước mắt, mắt cộm xốn, ngứa, thường kèm theo đỏ mắt.

- Triệu chứng thực thể: bệnh nhân có ghèn. Ghèn là dịch tiết do quá trình viêm gây ra, có thể là nhầy loãng, trong hoặc nhầy mủ tùy theo tác nhân gây bệnh. Ngoài ra còn có thể phù kết mạc.

- Một số triệu chứng khác như bệnh nhân có nhú trên kết mạc, hoặc hột, hoặc màng tơ huyết, màng giả. Ngoài ra bệnh nhân có thể nhìn mờ, đau cộm xốn như có dị vật trong mắt đối với trường hợp có biến chứng viêm giác mạc.

Con đường lây nhiễm của đau mắt đỏ?

Bệnh đau mắt đỏ lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua những chất tiết, rỉ mắt của người bệnh hoặc qua đường hô hấp, qua nước mắt, nước bọt, bắt tay...

Gián tiếp như cầm, nắm, chạm vào những vật dụng đã nhiễm nguồn bệnh (tay nắm cửa, điện thoại, đồ dùng cá nhân, khăn mặt, gối…); sử dụng nguồn nước đã bị nhiễm bẩn; hoặc thói quen dùng tay dụi mắt, sờ vào mũi, ngậm vào miệng…

Nhìn nhau có lây bệnh hay không?

Nhìn nhau không lây mắt đỏ, nhưng đường lây truyền chủ yếu của viêm kết mạc là trực tiếp từ người bệnh sang người lành, nên vẫn có khả năng lây bệnh khi tiếp xúc gần.

Cách chăm sóc và điều trị bệnh đau mắt đỏ?

Khi gia đình có người đau mắt đỏ, nên:

- Lau rửa ghèn, chườm mắt ít nhất 2 lần/ ngày bằng khăn ấm hoặc bông, chườm xong đem bỏ khăn, không sử dụng lại.

- Nhỏ Thu*c đúng cách: dùng Thu*c nhỏ cho mắt bệnh, không nên nhỏ cho mắt lành.

- Tránh có sự tiếp xúc giữa Thu*c với mi mắt.

- Không dùng khăn chung và vật dụng cá nhân chung với người bệnh.

- Trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không nên đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.

- Đưa bệnh nhân đến bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị đúng cách, rút ngắn thời gian bệnh và giảm lây nhiễm trong cộng đồng.

Phụ nữ mang thai bị đau mắt đỏ có ảnh hưởng thai nhi?

Phụ nữ đang mang thai nếu bị đau mắt đỏ ở thể thông thường có thể tự khỏi sau 7-10 ngày, tuy nhiên không loại trừ những trường hợp khác.

Do đó, khi thai phụ bị đau mắt đỏ cần đến gặp bác sĩ, không tự ý dùng Thu*c. có một số Thu*c sẽ ảnh hưởng thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu. khi sử dụng Thu*c hoặc theo dõi bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ?

- Giữ vệ sinh cá nhân, không dùng khăn hay vật dụng cá nhân chung ở nơi làm việc, hoặc trong gia đình.

- Rửa tay thường xuyên.

- Tránh dụi mắt.

- Khi hắt hơi, sổ mũi nên che mũi, che miệng.

- Khi ra đường hay môi trường làm việc có nhiều bụi cần đeo kính bảo vệ mắt. Đi bơi cùng cần đeo kính chuyên dụng.

- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, chú trọng cung cấp các vitamin A, E, C.

- Khi có triệu chứng bất thường về mắt cần đến bệnh viện có chuyên khoa mắt để được hướng dẫn cụ thể.

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh lành tính và dễ điều trị, tuy nhiên bệnh có khả năng lây lan rất nhanh, chính vì vậy khi thấy thời tiết chuyển mùa nên nhớ vệ sinh cá nhân sạch sẽ và không sử vật dụng chung với người bệnh. bên cạnh đó duy trì chế độ ăn uống hợp lý và điều trị nghiêm túc khi mắc bệnh.

Trích từ chường trình Sống khỏe đẹp - Đài Truyền hình Cần Thơ


Nguồn: AloBacsi.com

Lần cập nhật cuối: 16:54 16/09/2020 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/thoi-tiet-giao-mua-can-trong-voi-benh-dau-mat-do-n412223.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi bị bệnh tim mạch, nghe nói người bị bệnh này phải cảnh giác khi thời tiết thay đổi nhất là tháng 3 khi có mưa rào.
  • Tôi 40 tuổi, sức khỏe bình thường, làm văn phòng. Gần đây, khi thời tiết bắt đầu lạnh, tôi rất hay bị đau nhức chân tay, mình mẩy. Bệnh làm tôi rất khó chịu, nhiều khi mất ngủ.
  • Thời tiết chuyển mùa, viêm xoang rất dễ mắc phải và rất hay tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và có thể bị viêm xoang cấp tính hoặc mạn tính.
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Những thay đổi về thời tiết từ nóng sang lạnh và ngược lại; thay đổi hướng gió, gặp mưa... là cơ hội cho những bệnh dị ứng phát triển, đặc biệt là ở những người có cơ địa dị ứng.
  • Thời tiết đang chuyển mùa cộng với những biến đổi khắc nghiệt của khí hậu làm bệnh mề đay xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY