Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thông tin mới nhất về bệnh nhân nhiễm virus Zika tại Đà Nẵng

(MangYTe) - Bệnh nhân nhiễm virus gây bệnh đầu nhỏ tại Đà Nẵng được xác định khỏi bệnh sau khi gần 1 tuần điều trị ngoại trú.

Theo thông tin từ Zing, ngày 26/5, bác sĩ Nguyên Tiên Hồng, Phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, cho biết bệnh nhân N.H.N. 25 tuổi (tạm trú tại quận Liên Chiểu) nhiễm virus gây bệnh đầu nhỏ (tên khoa học là virus Zika) đã khỏi bệnh.

Báo Pháp luật TP.HCM đưa tin, ngày 28/4, nam bệnh nhân phát bệnh và đi khám tại Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu với các triệu chứng sốt 38,5 độ C, đau khớp, đau cơ, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.

Sau đó, anh N. được chỉ định lấy mẫu máu xét nghiệm theo dõi Zika, kê đơn Thu*c và hẹn hai ngày sau tái khám. Tuy nhiên, anh đã không đến khám như lịch hẹn.

Ngày 19/5, kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur Nha Trang cho thấy anh dương tính với virus Zika. Sau khi hết sốt hai ngày, anh N. thấy có ban đỏ và tê ngón tay út.

Ngay sau khi phát hiện ca bệnh, CDC Đà Nẵng đã tổ chức giám sát cộng đồng tại phường Hòa Khánh Bắc, giám sát tại khu vực ổ dịch và nhà máy mà bệnh nhân làm việc (có 600 công nhân).

Kết quả không ghi nhận trường hợp có triệu chứng tương tự trong khoảng thời gian từ lúc khởi phát ca bệnh đến nay. Đặc biệt, không có phụ nữ mang thai trong phạm vi bán kính 200 m kể từ nhà bệnh nhân và trong nhà máy nơi bệnh nhân làm việc.

Ngày 26/5, CDC Đà Nẵng, Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu phối hợp với UBND phường Hòa Khánh Bắc và các ban ngành, đoạn thể địa phương vận động người dân diệt lăng quăng, bọ gậy phòng bệnh do virus Zika tại khu vực bán kính 200 m tính từ nhà bệnh nhân và các khu vực lân cận.

Chiều cùng ngày đã tiến hành phun hóa chất diệt muỗi tại các khu vực này cũng như tại nhà máy bệnh nhân làm việc. Dự kiến ngày 27/5 sẽ tiếp tục phun hóa chất lần 2.

Ảnh minh họa

Theo VTV, Bệnh do virus Zika là bệnh có chung véc tơ truyền với sốt xuất huyết hiện vẫn ghi nhận rải rác tại một số tỉnh, thành phố phía Nam trong các năm gần đây. Kể từ khi ghi nhận trường hợp bệnh do virus Zika đầu tiên vào tháng 3 năm 2016 tại Khánh Hòa, đến nay cả nước đã ghi nhận 265 trường hợp mắc. Số mắc tập trung chủ yếu khu vực phía Nam, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Hiện thời tiết đang bắt đầu vào mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh do virus Zika phát triển mạnh. Để kịp thời triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bùng phát, lan rộng, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở Y tế thực hiện lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Zika gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực để tiến hành xét nghiệm khẳng định, nhằm đánh giá sự lưu hành của virus Zika để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống.

Virus Zika không nguy hiểm đối với người bình thường, nhưng với những phụ nữ mang thai bị nhiễm Zika có thể sinh con mang dị tật đầu nhỏ hoặc có các vấn đề về thị giác, thính giác và di chuyển chân tay.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/suc-khoe/thong-tin-moi-nhat-ve-benh-nhan-nhiem-virus-zika-tai-da-nang-172893.html)

Tin cùng nội dung

  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Bệnh sarcoidosis (sarcoidosis) là hậu quả sự phát triển các ổ viêm nhỏ tại nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể - thường nhất ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • Sau đây, kênh Mạng Y Tế xin giới thiệu: Thông tin về Bệnh xơ cứng bì. Xin mời các bạn cùng tham khảo.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY