Cụ thể, đoàn kiểm tra đội qltt số 5 đã tiến hành kiểm tra địa điểm kinh doanh lưu động của ông l.n.m tại chợ đại từ, thị trấn hùng sơn, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên, phát hiện tại đây đang bày bán 480 gói rong biển ăn liền do nước ngoài sản xuất.
Ông m khai nhận số rong biển trên ông mua trôi nổi trên thị trường về bán lại kiếm lời, không có hóa đơn chứng từ gì. đội quản lý thị trường số 5 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông l.n.m về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu số tiền 6 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ số tang vật nhập lậu trị giá trên 8 triệu đồng.
Tiếp đó, đoàn kiểm tra đội qltt số 5 phát hiện xe ô tô bks 20c-231.39 do ông n.v.t là lái xe kiêm chủ hàng đang dừng đỗ giao hàng tại khu vực xóm la rạ, xã bản ngoại, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên. tiến hành khám phương tiện vận tải, tại khu vực chứa hàng hóa của xe ô tô tải phát hiện 180 hộp trà sữa đóng hộp có nhãn gốc in tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng việt nam.
Ông t cho biết toàn bộ số trà sữa này sản xuất tại trung quốc, không có hóa đơn chứng từ, được mua gom tại một số nơi về rồi vận chuyển lên đại từ để tiêu thụ. đội qltt số 5 đã ban hành quyết định xử phạt vphc đối với ông n.v.t về hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu với số tiền 3 triệu đồng và buộc tiêu hủy hàng hoá vi phạm.
Tiếp tục công tác kiểm tra kiểm soát, Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh T.V.T tại xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cũng phát hiện hộ kinh doanh này đang bày bán hơn 500 túi chân vịt bao gói sẵn trị giá trên 4 triệu đồng, có nhãn gốc ghi bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Ông T cũng không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa. Đội QLTT số 5 đã tiến hành tạm giữ số tang vật trên để xử lý theo quy định.
Liên quan tới ghi nhãn phụ hàng hóa bằng tiếng Việt Nam, theo lực lượng chức năng hiện nay, nhiều hàng hoá nước ngoài khi được nhập khẩu và sử dụng tại Việt Nam thì trên sản phẩm sẽ phải có ít nhất 2 loại nhãn, bao gồm nhãn gốc mang tiếng nước sản xuất và nhãn phụ mang tiếng Việt.
Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu.
Theo Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) quy định: Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hoá hoặc bao bì thương phẩm của hàng hoá và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hoá theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hoá.
Những nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn phụ: Theo Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) quy định:
Đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định điểm a, b, c khoản 2 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu trữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hoá ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP trước khi đưa hàng hoá vào lưu thông tại thị trường Việt Nam.
Căn cứ quy định trên, nhãn phụ của hàng hoá phải thể hiện các nội dung sau: Tên hàng hoá; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; Xuất xứ hàng hoá; Các nội dung khác tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá theo quy định của Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, ví dụ như định lượng, ngày sản xuất, thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản,...
Như vậy, các cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh các sản phẩm, hàng hoá nước ngoài tại thị trường Việt Nam cần đảm bảo các quy định về nhãn phụ hàng hoá.