Kinh tế xã hội hôm nay

Thu hồi xe máy cũ nát: Bàn nhiều, thay đổi ít!

MangYTe - Dù xác định xe máy cũ nát là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường tại các thành phố lớn, tuy nhiên việc kiểm tra khí thải và thu hồi đến nay vẫn trong tình trạng nói nhiều, làm chưa được bao nhiêu.

Thu hồi xe máy cũ nát: Bàn nhiều, thay đổi ít! - Ảnh 1.

Hà nội hiện có khoảng 5,7 triệu xe máy không được kiểm soát về khí thải. ảnh: pv

Không khí Hà Nội chạm mức đặc biệt nguy hại

Trong những năm qua, Hà Nội thường xuất hiện ô nhiễm không khí vào thời điểm cuối thu đầu đông và mùa xuân. Kết quả quan trắc từ tháng 11/2020 tới đầu năm 2021 cho thấy, chất lượng không khí tại thủ đô đã bị suy giảm nghiêm trọng. Đáng chú ý, các ứng dụng đo chất lượng không khí đồng loạt hiển thị cảnh báo đỏ, tím, thậm chí ở mức đặc biệt nguy hại.

Theo ông Lê Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Quản lý chất lượng môi trường (Tổng cục Môi trường - Bộ TN&MT), nguyên nhân chính được xác định gây nên ô nhiễm không khí là do bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, hoạt động sản xuất công nghiệp với lượng thải lớn nhưng chưa được kiểm soát hiệu quả.

Dẫn ra kết quả nghiên cứu của Liên minh toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm (GAHP) năm 2017 tại Việt Nam, GS.TS Phạm Ngọc Đăng (chuyên gia môi trường) cho hay, trong số hơn 71.200 người ch*t vì ô nhiễm môi trường, có hơn 70% người ch*t vì ô nhiễm không khí, hơn 4,4% vì ô nhiễm nguồn nước, 11,5% vì ô nhiễm chì và khoảng 12,6% vì ô nhiễm nghề nghiệp. "Rõ ràng ch*t bởi ô nhiễm không khí là nhiều nhất, đặc biệt bụi mịn gây ra rất nhiều loại bệnh tật liên quan tới ung thư nhưng tới nay vẫn chưa có thông tin nghiên cứu đánh giá chính thức tại Việt Nam. Đáng lo hơn khi một đứa trẻ nếu lớn lên trong điều kiện ô nhiễm không khí, phổi phải tiếp xúc lâu dài với bụi mịn, bụi siêu mịn thì nguy cơ sẽ dẫn tới các bệnh phổi mạn tính, gây suy giảm sức khỏe lao động và ảnh hưởng tới cuộc sống sau này… Đây mới chính là hệ lụy nghiêm trọng của ô nhiễm không khí tới xã hội", GS.TS Phạm Ngọc Đăng nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, bản chất ô nhiễm không khí tại hà nội vẫn do nguồn phát thải hàng ngày không có dấu hiệu suy giảm. để giải quyết tận gốc thì cần phải có số liệu kiểm thải xem tỷ lệ đóng góp của các nguồn phát thải hiện nay gây ô nhiễm không khí ra sao. bởi lẽ, nội dung kiểm soát khí thải xe máy để lấy ý kiến, chuẩn bị cho việc kiểm soát môi trường đối với xe máy mới đang được xây dựng trong dự thảo luật giao thông đường bộ sửa đổi. trong khi đó, mới đây bộ tn&mt đã có văn bản đề nghị hà nội, tphcm đẩy nhanh kế hoạch thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành, gây ô nhiễm môi trường trong thành phố, tuy nhiên việc triển khai vẫn còn bỏ ngỏ.

Cứ lý do thì chưa biết bao giờ mới thu hồi được xe máy cũ nát

Thu hồi xe máy cũ nát: Bàn nhiều, thay đổi ít! - Ảnh 2.

Nhiều xe máy “quá đát”, không còi, không đèn vẫn lưu thông trên đường phố gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông.

Câu chuyện thu hồi xe máy cũ nát, không đảm bảo lưu hành đã được bàn đến từ rất lâu, nhưng đến nay vẫn dậm chân tại chỗ. trước đây, ubnd tp hà nội đã có tờ trình thủ tướng chính phủ ban hành quy định về quản lý, thu hồi đối với xe mô tô, xe gắn máy để đảm bảo an toàn giao thông và giảm ô nhiễm môi trường.

Ubnd tp hà nội cho rằng, xe mô tô, xe gắn máy đang sử dụng tham gia giao thông là nguồn thải ra phần lớn các chất gây ô nhiễm. hiện hà nội có khoảng 5,7 triệu xe máy và gần 1/2 là xe máy sử dụng lâu năm nhưng chưa được kiểm soát khí thải.

Còn trong đề án quản lý phương tiện giao thông để ubnd trình hđnd thành phố tháng 6/2017, sở gtvt hà nội đã tính toán phối hợp bộ gtvt xây dựng, trình chính phủ ban hành tiêu chuẩn về khí thải xe máy. theo đó, từ ngày 1/1/2018, hà nội thu hồi xe máy cũ nát, không đảm bảo điều kiện về môi trường, an toàn lưu thông. tuy nhiên, nhiều ý kiến của các sở ngành, mặt trận tổ quốc tp hà nội và người dân cho rằng, cần phải xem xét, tính toán kỹ hơn nên nội dung này đã được đưa ra khỏi dự thảo đề án.

Đến tháng 9/2020, sở tn&mt hà nội kiến nghị ubnd thành phố cho phối hợp với hiệp hội các nhà sản xuất xe máy việt nam (vamm) triển khai chương trình "nghiên cứu thí điểm đo kiểm khí thải và hỗ trợ đổi xe môtô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn tp". hà nội cũng dự kiến lựa chọn 30 đại lý xe máy trên địa bàn để thí điểm chương trình đổi xe cũ (sản xuất trước năm 2002) với mức hỗ trợ từ 2-4 triệu đồng nếu người dân đổi xe. tuy nhiên, theo lãnh đạo tp hà nội, chương trình này cần nghiên cứu thêm nên chưa quyết định thời điểm triển khai cụ thể.

Tại tphcm, trong năm 2019, sở gtvt thành phố đã tiến hành thí điểm kiểm định khí thải xe máy trên địa bàn thành phố, đặc biệt chú trọng đến những xe đã qua sử dụng từ 5 năm đến 10 năm. căn cứ vào kết quả thí điểm, sở gtvt tphcm cùng vamm sẽ có những đề xuất chính sách hỗ trợ thu hồi xe máy cũ, hỗ trợ cải tạo xe máy chưa quá niên hạn. sau đó, đề án này phải tạm dừng để chờ hướng dẫn từ bộ gtvt.

Theo thống kê, hiện toàn tphcm có gần 7,5 triệu mô tô, xe máy đang lưu hành. trong đó, số xe cũ nát, không bảo đảm tiêu chuẩn khí thải chiếm khoảng 5%. từ năm 2013 đến nay sau khi ban hành quyết định cấm xe cơ giới, xe thô sơ 3 - 4 bánh lưu thông trong khu vực trung tâm, tphcm đã xử lý vi phạm và thu hồi, tiêu huỷ gần 29 nghìn xe 3, 4 bánh tự chế. riêng về số lượng xe máy cũ nát bị thu hồi chưa thể thống kê được vì còn vướng nhiều điều luật.

Theo một số chuyên gia, việc thu hồi các phương tiện cũ, lạc hậu là cần thiết. tuy nhiên, trong khi ô tô phải đăng kiểm định kỳ và có tiêu chuẩn về khí thải, thì chưa có hệ thống quy chuẩn để xác định mức phát thải của xe máy. chính điều này khiến bài toán thu hồi xe máy cũ nát tại các đô thị lớn mãi loay hoay.

Ông nguyễn văn phương - phó phòng chất lượng xe cơ giới (cục đăng kiểm việt nam) cho rằng, việc thu hồi xe cũ của người dân không đơn giản. bởi đó là tài sản của người dân. chính quyền không thể nói thu là thu. việc triển khai cần có lộ trình rõ ràng, thống nhất của 3 nhà: nhà nước xây dựng hành lang pháp lý, có cơ chế hỗ trợ vì đây là chủ trương bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn giao thông. nhà sản xuất xe máy phải có biện pháp hỗ trợ tài chính cho người dân như mua lại hoặc đổi xe cũ lấy xe mới với giá ưu đãi, thể hiện trách nhiệm xã hội. đặc biệt, người dân phải bảo hành, bảo dưỡng xe thường xuyên để duy trì tình trạng kỹ thuật của xe, hạn chế xả thải, tiếng ồn và ủng hộ việc kiểm soát khí thải xe máy.

Ở góc độ quản lý nhà nước, ông nguyễn văn thạch, vụ trưởng an toàn giao thông - bộ gtvt ủng hộ đề xuất thu hồi phương tiện cũ nát, bởi các phương tiện này không chỉ gây ô nhiễm môi trường từ khí thải, mà còn gây mất an toàn giao thông. ông thạch nhấn mạnh, sức khỏe và an toàn tính mạng con người là quan trọng hơn cả. đặc biệt với những đô thị phát triển thì không thể cứ đưa ra lý do xe này đa phần của người nghèo khó nên không thể thu hồi. nếu cứ đưa ra lý do như vậy, thì chưa biết bao giờ mới thu hồi được xe cũ nát.

Xử phạt nghiêm sẽ ngăn chặn được xe cũ nát lưu thông trên đường

Theo điều 53 luật giao thông đường bộ, xe máy được phép lưu thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như: có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật; các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định...

Do vậy theo giới chuyên gia, để việc thu hồi những chiếc xe cũ nát không xáo trộn, không quá tải thì bước đầu csgt cần xử phạt nghiêm người điều khiển xe máy vi phạm các điều kiện trên. sau đó, lực lượng chức năng từng bước rà soát và thu hồi các loại xe máy cũ nát (căn cứ vào việc kiểm tra thời gian sử dụng; số kilomet đoạn đường đi được và đo đạc các quy chuẩn an toàn kỹ thuật; bảo vệ môi trường).

Nhóm Phóng Viên

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/thu-hoi-xe-may-cu-nat-ban-nhieu-thay-doi-it-20210111190834379.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY