Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Thứ rau mọc dại được chị em yêu bếp săn lùng làm bánh mỗi độ đông về: Không chỉ thơm ngon mà còn là vị thuốc quý trong Đông y

Cứ đến dịp cuối đông đầu xuân lành lạnh, chúng ta lại nghe văng vẳng những tiếng rao: “Xôi lạc bánh khúc đây” đầy quen thuộc từ các chị hàng rong.
Bánh khúc - thức quà đông hấp dẫn của người dân Bắc Bộ

Bánh khúc, hay còn gọi là xôi khúc, là thức quà dân dã của đồng bằng Bắc Bộ. Nguyên liệu chủ yếu của món ăn này gồm gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh và quan trọng nhất là lá rau khúc.

Rau khúc vốn là loài rau dại, hay được lấy về làm thức ăn cho gia súc. Nhà văn Tạ Duy Anh từng miêu tả:“Sau Tết Nguyên đán, dù trời còn lạnh, sương xuống nhiều nhưng cũng bắt đầu của những trận mưa xuân, thế nào cũng phải rủ nhau đi hái rau khúc. Khúc mọc nhiều nhất ở những chân ruộng mạ bỏ rơm, dọc theo bờ sông…”.

Rau khúc được chia làm hai loại: khúc tẻ và khúc nếp. Khúc nếp mập hơn, lá to bản và nhiều lông hơn. Hoa khúc nếp tạo thành từng chùm, không lẻ tẻ rời rạc như khúc tẻ. Thân cây khúc nếp nhỏ hơn, màu bạc hơn so với thân cây khúc tẻ xanh mướt.Lá khúc ngon nhất là hái vào buổi sáng, tốt nhất là sau một trận mưa đêm.

Mùa rau khúc không ngắn, nhưng để tìm được rau ngon lại không phải điều dễ dàng. Nếu ở thành phố, các bà nội trợ có thể dễ dàng tìm mua rau khúc trong các hội nhóm bán đồ thôn quê trên mạng xã hội.

Cây rau khúc (Ảnh: Esheep Kitchen)

Hiện tại trên thị trường, rau khúc nếp có giá khoảng 60.000 VNĐ/kg, còn rau khúc tẻ có giả khoảng 40.000 VNĐ/kg. Theo nhiều người bán, rau khúc nếp làm bánh ngon và thơm hơn, nhưng hái rất lâu và khan hiếm.

Rau khúc sau khi mua về có thể được bảo quản để ăn dần bằng cách sấy khô hoặc cấp đông. Loại sấy khô cũng bán sẵn trên thị trường, với giá khoảng 50.000 VNĐ/lạng. Ngoài ra, chị em có thể dùng bột rau khúc có giá khoảng 90.000-100.000 VNĐ/túi 100g.

Thời gian gần đây, gió mùa về khiến trời lạnh tê buốt cũng là lúc rau khúc mơn mởn vươn mình. Chính vì vậy, nhiều chị em yêu bếp núc đã ngay lập tức săn lùng loại nguyên liệu thơm ngon này để tự tay làm bánh.

Cách làm bánh khúc khá đơn giản, hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà:

- Gạo nếp ngâm 6 tiếng, vo sạch, để ráo rồi xóc với chút muối. Thịt sấn vai thái miếng con bằng ngón tay trái, ướp với gia vị và hạt tiêu cho ngấm. Đỗ ngâm 2 tiếng rồi xóc cho ráo nước.

- Sau khi ướp thịt 15 phút, phi thơm hành khô băm nhỏ, rồi đổ thịt vào xào cho đến khi thịt săn lại và ra mỡ. Đỗ xanh đồ chín, đem đi giã nhuyễn.

- Rửa sạch rau khúc, rồi thả vào nước luộc thật nhanh, sau đó cho vào cối giã cho nhuyễn rau. Trộn bột với rau khúc đã giã và nước luộc rau, nên cho thêm 2-3 thìa nước thịt om vào để phần vỏ khúc đậm đà.

- Dàn mỏng phần bột nếp, đặt nhân đỗ xanh và thịt vào bên trong, gói tròn lại. Lăn nhẹ những viên bột bánh qua 1 lớp mỏng gạo nếp, xếp bánh vào nồi, hấp chín. Lượng gạo nhiều hay ít tùy thuộc theo sở thích của bạn.

Mỗi người có một công thức làm bánh khúc khác nhau, nhưng thành phẩm thì đều hấp dẫn khó cưỡng. dưới đây là một số hình ảnh bánh khúc handmade được các đầu bếp tại gia chia sẻ trong group yêu bếp.

Ảnh: FB Phương Híp

Món bánh khúc ăn cùng với chút hành khô giúp xua tan đi cái lạnh của mùa đông (ảnh: fb hồng minh)

Miếng thịt lợn béo ngậy nằm giữa lớp đỗ xanh thơm mùi rau khúc (Ảnh: FB Thúy Hà Phương)

Một độc giả nhớ lại tuổi thơ với những chiếc bánh khúc thôn quê: "những lúc chờ đò bên ruộng ngô bên bồi của sông hồng là ba mẹ hay hái rau khúc , rau muối về luộc ăn". (ảnh: fb tina hồng hạnh)

Vị thuốc quý chữa viêm họng, hen suyễn

Không chỉ được dùng như nguyên liệu làm bánh, rau khúc còn là một loài thảo dược quý có nhiều tác dụng trong Đông y.

Rau khúc thuộc họ Cúc, có tên khoa học là Gnaphalium indicum. Ngoài ra, nó còn được gọi là “thanh minh thảo”, do thường mọc trong tiết thanh minh.

Theo Đông y, rau khúc có vị ngọt, tính bình, hơi đắng nhưng không độc. Loại thảo dược này có tác dụng trừ phong hàn, hay được dùng để chữa ho nhiều đờm, hen suyễn, cảm lạnh, đau gân cốt, cao huyết áp, ung thũng,...

Lương y Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ - cho rằng rau khúc có thể chế biến thành món ăn ngon hoặc dùng làm dược liệu trong nhiều bài thuốc.

- Chữa cảm lạnh phát sốt: Lấy 15-20g toàn thân rau khúc khô, sắc nước uống trong ngày.

- Chữa ho nhiều đờm: Lấy 15-20g rau khúc khô, kết hợp với 15-20g đường phèn, sắc nước uống trong ngày.

- Chữa viêm họng, hen suyễn, nghẹt đờm: Lấy 30g rau khúc khô, gừng 10g, hành hoa 10g, sắc nước uống trong ngày.

- Chữa viêm phế quản do lạnh: Lấy 15g rau khúc khô, 15g hoàng giới tử, 9g tiền hồ, 9g vân vụ thảo, 12g thiên trúc tử, 30g tề ni căn sắc nước uống liên tục 5 ngày.

- Chữa tăng huyết áp: Lấy 30g rau khúc và 20g lá dâu nấu canh ăn hàng ngày.

- Chữa gân cốt sưng đau: Lấy 30-60g rau khúc sắc nước uống trong ngày.

- Chữa bệnh gút: Giã nát rau khúc đắp vào những chỗ sưng đau.

- Chữa tiêu hóa kém: Lấy 60g toàn cây rau khúc sắc nước uống trong ngày.

Theo Báo Tổ quốc

Link bài gốc Lấy link

https://ttvn.toquoc.vn/thu-rau-moc-dai-duoc-chi-em-yeu-bep-san-lung-lam-banh-moi-do-dong-ve-khong-chi-thom-ngon-ma-con-la-vi-thuoc-quy-trong-dong-y-42021141175256296.htm

Theo Báo Tổ quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/thu-rau-moc-dai-duoc-chi-em-yeu-bep-san-lung-lam-banh-moi-do-dong-ve-khong-chi-thom-ngon-ma-con-la-vi-thuoc-quy-trong-dong-y/20231227034407789)

Tin cùng nội dung

  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY