Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long: 6 dấu ấn của chiến dịch truyền thông phòng chống dịch COVID-19

Trong chiến dịch truyền thông không ngừng nghỉ về phòng, chống đại dịch COVID-19, với quan điểm việc cung cấp thông tin phải đảm bảo “Kịp thời - Minh bạch - Chính xác và Tin cậy”, chúng ta đã huy động sức mạnh của nền báo chí cách mạng Việt Nam...

Tại hội nghị sơ kết công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống dịch covid-19 do ban tuyên giáo, bộ y tế và bộ thông tin và truyền thông tổ chức chiều ngày 16/6 ở hà nội, thứ trưởng thường trực bộ y tế nguyễn thanh long nhấn mạnh: trong chiến dịch truyền thông không ngừng nghỉ về phòng, chống đại dịch covid-19, với quan điểm việc cung cấp thông tin phải đảm bảo “kịp thời - minh bạch - chính xác và tin cậy”, chúng ta đã huy động sức mạnh của nền báo chí cách mạng việt nam, phát huy hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, huy động các lực lượng, các phương tiện, kết hợp truyền thống và hiện đại, sử dụng triệt để các hình thức tạo ra chiến dịch truyền thông với những dấu ấn thật sự ấn tượng.

trước hết, đó là chiếm lĩnh và chủ đạo của truyền thông chính thống. ngay từ những ngày chống dịch đầu tiên, các cơ quan thông tấn, báo chí, các đài phát thanh truyền hình cả ở trung ương lẫn địa phương đều đã chủ động nhập cuộc, tăng thêm thời lượng, mở thêm chuyên mục, bố trí thêm phóng viên, biên tập viên để khai thác mọi chủ đề của đời sống liên quan tới dịch bệnh, không ngại các điểm nóng, ổ dịch, thực hiện cập nhật thông tin 24/7, làm sao để có được những thông tin chỉ đạo điều hành, tình hình dịch bệnh, khuyến cáo phòng ngừa mới nhất, cập nhật nhất để phục vụ nhu cầu của công chúng.

“nhờ đó mà các thông tin chính thống, chính xác về phòng, chống dịch tạo một dòng chảy chủ đạo của truyền thông trong phòng chống đại dịch và tạo được niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của đảng, sự điều hành của chính phủ và sự tham gia của các cấp, các ngành”- gs.ts nguyễn thanh long khẳng định.

gs.ts nguyễn thanh long- thứ trưởng thường trực bộ y tế phát biểu tại hội nghị            ảnh: trần minh

tiếp đến, theo thứ trưởng nguyễn thanh long trong chiến dịch truyền thông không ngừng nghỉ về phòng, chống đại dịch covid-19 đã tận dụng triệt để ưu thế truyền thông 4.0.

Theo đó, ngay từ những ngày đầu, chúng ta đã tận dụng mở ra chiến tuyến hiệu quả này. phát huy những lợi thế của công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng 4.0 mà nhiều doanh nghiệp và chuyên gia của việt nam đang làm chủ, chúng ta đã kịp thời đưa ra những ứng dụng (app) để cung cấp thông tin, hướng dẫn người dân phòng chống dịch; giúp người dân khai báo y tế và cập nhật tình trạng sức khỏe của mình.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên áp dụng tờ khai y tế điện tử; ứng dụng nCOVI được đẩy mạnh; các khuyến cáo từ hệ thống điện thoại di động, từ các tiện ích trên mạng đi động được áp dụng triệt để.

“chỉ trong một thời gian ngắn, đã có hơn 15 tỷ tin nhắn được các nhà mạng viễn thông gửi đến các số thuê bao di động về các khuyến cáo về phòng chống dịch, hơn 5 tỷ bản tin được zalo chuyển đến người sử dụng và ít quốc gia nào áp dụng những lời nhắc trước mỗi cuộc gọi đối với tất cả các thuê bao”- thứ trưởng nguyễn thanh lòng cho biết.

thứ ba theo thứ trưởng nguyễn thanh long là dấu ấn truyền thông toàn dân. trong cuộc chiến chống dịch covid-19 ở nước ta, cách tiếp cận truyền thông chủ động, cởi mở, minh bạch của ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch covid-19 và các bộ ngành đã nhận được sự cộng hưởng tích cực của người dân.

Khi người dân nắm được thông tin về diễn tiến dịch bệnh, tin tưởng vào chất lượng thông tin, người dân tự thấy mình cũng có trách nhiệm tham gia vào sự nghiệp chung “cả nước chống giặc COVID-19”.

Thông qua mạng xã hội, thông qua giao tiếp trực tiếp, người dân đã chủ động chia sẻ thông tin đúng về phòng, chống dịch và những khuyến cáo có lợi cho sức khỏe; cổ vũ động viên những lực lượng tham gia chống dịch như thầy Thu*c, bộ đội, công an…; lên án những cá nhân có hành vi sai trái, không phù hợp, ảnh hưởng xấu đến công cuộc chống dịch.

Thứ trưởng nguyễn thanh long cũng chia sẻ, trong cuộc chiến chống dịch covid-19 người dân đã vô cùng sáng tạo khi biến những khuyến cáo phòng, chống dịch có phần khô khan thành những câu vè, những bài đồng dao, hay đặt lời mới cho những làn điệu dân ca gần gũi của quê hương mình và những bài hát nổi tiếng để những nội dung truyền thông phòng, chống dịch trở nên dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc và đi vào lòng người.

thứ tư: dấu ấn truyền thông đối ngoại, trung thành bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng, đấu tranh phản bác các luận điểm sai trái; sự làm việc không biết mệt mỏi của các lực lượng an ninh mạng; đấu tranh, phản bác các luận điểm sai trái thù địch; những tư tưởng chủ quan gieo rắc sự hoài nghi với các chủ trương chính sách của nhà nước ta trong phòng chống dịch bệnh; cuộc chiến không có thời gian và không gian với những thế lực thù địch, với những kẻ tận dụng dịch bệnh, sống bằng dịch bệnh đã xây dựng nên lòng tin của người dân với đảng, chính phủ trong trận chiến chống lại đại dịch lần này.

Việt nam là quốc gia có tỷ lệ người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính phủ về phòng chống đại dịch cao nhất trên thế giới.

thứ năm, thứ trưởng nguyễn thanh long cho rằng đó là chiến dịch của sự đoàn kết, sẻ chia và đồng lòng, đồng sức trong công tác truyền thông về phòng chống dịch covid-19.

Những hình ảnh của các nhà báo cùng với những tấm áo trắng của người thầy Thu*c ngày đêm bám trụ; có nhiều tờ báo, nhiều nhà báo xin được vào ăn cùng, làm cùng, cách ly cùng với các thầy Thu*c là những hình ảnh không bao giờ quên trong trận chiến này.

Thứ trưởng nguyễn thanh long bày tỏ có gia đình nhà báo cả hai vợ chồng đều tham gia tường thuật những nỗ lực chống dịch; có nhà báo bám trụ đưa tin từ ban chỉ đạo, từ bệnh viện, từ cơ sở suốt mấy tháng trời. có những nhà báo phải gửi con về quê cho bố mẹ trông giúp để tác nghiệp vào bất cứ thời điểm nào.

Có những nhà báo bám biên cùng với các chiến sỹ biên phòng, ăn núi ngủ rừng nhiều đêm ngày. có nhiều nhà báo vừa tác nghiệp, vừa vận động bà con hỗ trợ trang thiết bị, nhu yếu phẩm, kinh phí cho các lực lượng phòng chống dịch. tất cả, tất cả các tấm gương đó đã làm lên những chiến thắng này...

Thứ sáu, đó là sự hưởng ứng nhiệt tình của các nhân sỹ, người nổi tiếng của giới văn nghệ sỹ. Trong các cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc, những bài hát, những vần thơ là niềm động viên to lớn đối với những chiến sỹ, nhân dân để đi đến ngày chiến thắng.

Thứ trưởng nêu rõ: trận chiến này cũng đã một lần nữa thể hiện một việt nam sáng tạo, đi đầu trong xu thế truyền thông phòng dịch của thế giới với bài hát nổi tiếng ghen cov được dịch ra rất nhiều thứ tiếng; những ca khúc kêu gọi toàn dân đoàn kết chống dịch, động viên tinh thần những con người trên tuyến đầu chống dịch, buổi hòa nhạc với sự tham gia tự nguyện của các nghệ sỹ hàng đầu; xây dựng niềm hy vọng, lòng tự hào và tinh thần đoàn kết của tất cả nhân dân...

Tại hội nghị, thứ trưởng thường trực bộ y tế nguyễn thanh long nhấn mạnh: việc phối hợp thực hiện đồng thời công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch trên các chiến tuyến, trận tuyến đã mang lại thắng lợi trong cuộc chiến truyền thông phòng, chống dịch và góp phần vào thành tích chung trong việc kiểm soát đại dịch.

Có được thành tựu đó trước hết là nhờ vào sự quan tâm sâu sắc, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia cùng sự vào cuộc chủ động và tích cực của các Bộ ngành, các địa phương, sự hợp tác hết mình của các cơ quan báo chí, truyền thông và sự hưởng ứng đầy trách nhiệm của người dân.

Thay mặt ngành y tế, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp ở các địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí, các nhà báo, các doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin, cùng người dân cả nước đã sát cánh cùng ngành y tế trong hoạt động phòng, chống dịch nói chung và truyền thông phòng, chống dịch nói riêng.
 

Thái Bình

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5ee8e1faf8ec6ea9483001c2)

Tin cùng nội dung

  • Hemophilia là một nhóm bệnh rối loạn đông máu di truyền do giảm yếu tố VIII, yếu tố IX hoặc yếu tố XI
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY