Thời gian tới, việc thực hiện các mục tiêu về kế hoạch hóa gia đình vẫn tiếp tục là một nội dung quan trọng của công tác dân số. ảnh: tl
Theo báo cáo của tổng cục dân số (bộ y tế), thời gian qua, việt nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác ds-khhgđ. tỷ lệ tăng dân số giảm từ trên 2%/năm 1993 xuống còn 1,14% năm 2019. tổng tỷ suất sinh (tfr) là 2,09 con/phụ nữ, dưới mức sinh thay thế (2019), mức sinh vẫn duy trì ổn định trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh hai con ở việt nam là phổ biến.
Tỷ suất ch*t của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) năm 2019 là 14 trẻ Tu vong trên 1000 trẻ sinh sống, giảm hơn một nửa so với cách đây 20 năm. Tỷ suất ch*t của trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) của Việt Nam năm 2019 là 21,0 trẻ em dưới 5 tuổi Tu vong/1000 trẻ sinh sống, giảm hơn một nửa so với năm 1999 (56,9 trẻ em dưới 5 tuổi Tu vong/1000 trẻ sinh sống).
Năm 2019 tỷ số Tu vong mẹ (MMR) là 46 ca trên 100.000 trẻ sinh sống, giảm 23 ca so với năm 2009. Tỷ lệ sử dụng biện pháp Tr*nh th*i năm 2018 là 76,5%, trong đó tỷ lệ sử dụng các biện pháp Tr*nh th*i hiện đại là 65,5%. Cùng với đó, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,6 tuổi, trong đó, tuổi thọ của nam giới là 71,0 tuổi, của nữ giới là 76,3 tuổi. Từ năm 1989 đến nay, tuổi thọ trung bình của Việt Nam liên tục tăng, từ 65,2 tuổi năm 1989 lên 73,6 tuổi năm 2019.
Các kết quả công tác ds-khhgđ đạt được đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân. nhờ thành công của chương trình ds-khhgđ, đã hạn chế việc tăng thêm 20 triệu người trong những thập kỷ qua, đã tiết kiệm các khoản chi cho các dịch vụ xã hội.
Tuy nhiên, tại việt nam, theo số liệu của tổng cục thống kê, mỗi năm dân số việt nam tăng thêm khoảng gần 1 triệu người. trong những năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) vẫn có xu hướng gia tăng. nhu cầu sử dụng các phương tiện Tr*nh th*i tiếp tục tăng. do đó, giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình chính là một trong những cách thức đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Theo ông nguyễn doãn tú, tổng cục trưởng tổng cục dân số, thời gian qua, hệ thống y tế và dân số tại việt nam đã có nhiều cải thiện đáng kể trong cung cấp dịch vụ Tr*nh th*i cho người dân. tuy nhiên, các kết quả điều tra cho thấy nhu cầu chưa được đáp ứng về biện pháp Tr*nh th*i hiện đại ở phụ nữ độ tuổi 15-24 vẫn còn chiếm 29,6%.
Bên cạnh đó, tỷ lệ Ph* thai, bao gồm cả Ph* thai ở vị thành niên và thanh niên còn cao. Ph* thai lặp lại còn khá phổ biến, tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát đang có chiều hướng gia tăng. theo kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2016 của tổng cục thống kê thì cứ 100 ca Ph* thai của phụ nữ tuổi 15-49 đang có chồng thì có 62 ca là mang thai ngoài ý muốn.
Do đó, theo lãnh đạo tổng cục dân số, trong thời gian tới, việc thực hiện các mục tiêu về kế hoạch hóa gia đình vẫn tiếp tục là một nội dung quan trọng của công tác dân số, đặc biệt là chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, đảm bảo đáp ứng đầy đủ và đa dạng các phương tiện Tr*nh th*i, xã hội hóa dịch vụ và các phương tiện Tr*nh th*i, đảm bảo tiếp cận dịch vụ thuận tiện, dễ dàng, giá cả phù hợp đối với các nhóm dân cư khác nhau.
Xuất phát từ thực tế trên, mới đây, thủ tướng chính phủ nguyễn xuân phúc đã ban hành quyết định số 1848/qđ-ttg phê duyệt chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030. chương trình hướng đến mục tiêu bảo đảm đầy đủ, đa dạng, kịp thời, an toàn, thuận tiện, có chất lượng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, góp phần thực hiện thành công chiến lược dân số việt nam đến năm 2030.
Mục tiêu cụ thể của chương trình hướng đến 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp Tr*nh th*i hiện đại, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng; tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp Tr*nh th*i hiện đại đạt 50% năm 2025, đạt 52% năm 2030 và giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn.
Bên cạnh đó, 75% cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, bao gồm cả khu vực ngoài công lập vào năm 2025, đạt 90% vào năm 2030; trên 95% cấp xã tiếp tục triển khai cung ứng các biện pháp Tr*nh th*i phi lâm sàng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn, bản vào năm 2025, đạt 100% năm 2030; 75% trạm y tế thuộc vùng có mức sinh cao đủ khả năng cung cấp các biện pháp Tr*nh th*i theo quy định vào năm 2025, đạt 95% năm 2030.
Trên 95% cấp huyện có cơ sở y tế cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện các biện pháp Tr*nh th*i lâm sàng, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới vào năm 2025, đạt 100% vào năm 2030; trên 95% cấp xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sử dụng biện pháp Tr*nh th*i, hệ lụy của Ph* thai, nhất là đối với vị thành niên, thanh niên vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.
Để đạt được các mục tiêu trên, chương trình đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: rà soát, điều chỉnh hoặc bãi bỏ một số quy định về cung cấp phương tiện Tr*nh th*i, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; ban hành nghị quyết, quyết định, kế hoạch, văn bản chỉ đạo thực hiện chương trình; đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng phương tiện Tr*nh th*i, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn đồng thời thử nghiệm, phổ biến các kỹ thuật mới, hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi hành vi thông qua việc định kỳ cung cấp thông tin, vận động cấp ủy, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực. vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa cung ứng phương tiện Tr*nh th*i, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Đa dạng hóa các loại hình truyền thông, chú trọng kênh thông tin đại chúng, các sản phẩm truyền thông phù hợp với từng vùng miền, địa phương; tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, mạng xã hội trong tuyên truyền, vận động về kế hoạch hóa gia đình; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe T*nh d*c, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi…
Một nhiệm vụ quan trọng khác chương trình đề cập đến là việc phát triển mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. củng cố mạng lưới cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ở các cấp; đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; ưu tiên đầu tư cho vùng có mức sinh cao.
Mở rộng các hình thức cung cấp phương tiện Tr*nh th*i, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn; thí điểm mô hình hỗ trợ sinh sản, dự phòng, tầm soát vô sinh cho nhóm dân số trẻ; can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh…
Cùng với đó, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình; huy động toàn bộ hệ thống y tế, dân số tham gia chương trình theo chúc nặng, nhiệm vụ được giao; ưu tiên bảo đảm hoạt động ở tuyến cơ sở, vùng khó khăn có mức sinh cao; chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình.
Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 được thực hiện trên phạm vi cả nước, chú trọng vào nhóm đối tượng thụ hưởng là nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là vị thành niên, thanh niên, người lao động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Chính phủ giao bộ y tế chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung của chương trình; phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát, bổ sung, ban hành các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Chủ đề liên quan:
chất lượng chất lượng dịch vụ Chiến lược Dân số chính phủ Chính phủ phê duyệt chú trọng chương trình củng cố dân số Đến năm 2030 dịch vụ đối tượng kế hoạch hóa gia đình năm 2030 nâng cao nâng cao chất lượng nâng cao chất lượng dịch vụ nhóm đối tượng phát triển phê duyệt